Hướng dẫn cài đặt eSigner để đăng nhập Thuế điện tử trên Chrome

Sau khi nhập Mã số thuế và mật khẩu để đăng nhập Thuế điện tử trên Chrome, màn hình hiện thông báo yêu cầu cài đặt eSigner theo hướng dẫn của Thuế:

.
Tuy nhiên, bạn đã làm theo hướng dẫn mà vẫn không cài đặt và vào được Thuế điện tử - Dưới đây là các bước hướng dẫn chi tiết:
HỌC 1 LẦN, DÙNG CẢ ĐỜI (KẾ TOÁN) nên đừng ngại mấy phút đọc bạn nhé!

Bước 1: Bạn tải bộ cài eSigner tại đây, sau đó click chuột phải vào file nén -> Click "Extract here" -> File được giải nén với bộ cài (đuôi.exe) và folder "eSigner" sẽ dùng để cài đặt thêm tiện ích tại trình duyệt Chrome

Bước 2: Tiến hành cài đặt bộ cài eSigner: Click vào file .exe vừa được giải nén -> "Install" -> Finish":


-> Màn hình thuế hiện thông báo sau khi đã cài đặt thành công -> Click "Thêm" -> Màn hình hiện báo lỗi như hình dưới:

Bước 3: Tại góc trên bên phải trình duyệt Chrome, click chuột vào mục "Tùy chọn" (Dấu ba chấm), màn hình hiện giao diện mặc định -> trỏ chuột vào "Công cụ khác" (More tools) -> Click "Tiện ích mở rộng" (Extensions)

Bước 4: Màn hình hiện các tiện ích đang được cài trên trình duyệt -> Ở góc phải phía trên, gạt sang phải để bật chế độ dành cho nhà phát triển (Developer Mode) -> Click "Tải tiện ích đã giải nén" (Load unpacked)
Bước 5: Tiến hành up file eSigner đã giải nén bên trên:

-> Màn hình đã hiện tiện ích được tải lên:


-> Click "Cập nhật" (Update) -> Thoát ra và đăng nhập lại trang Thuế
-> Cài đặt thành công eSigner

Trên đây là các bước hướng dẫn cài đặt eSigner để đăng nhập thuế điện tử
Video hướng dẫn chi tiết tại đây:


Trường hợp cần hỗ trợ trên Trang Thuế điện tử, vui lòng liên hệ: 0911 799 008 (Zalo/Face)

BẢNG GIÁ - PHẦN MỀM BẢO HIỂM EBH

💗eBH là phần mềm khai bảo hiểm xã hội điện tử triển khai chính thức theo mô hình IVAN được Bảo hiểm xã hội Việt Nam ký hợp đồng số 04092015/HĐ-BHXH-TSD ngày 07/09/2015.

💚Phần mềm eBH hỗ trợ doanh nghiệp lập các hồ sơ và thực hiện các giao dịch liên quan đến nghiệp vụ của bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của Quyết định số 08/2015/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 09-03-2015 về việc thí điểm giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đề nghị cấp sổ bảo hiểm, thẻ bảo hiểm y tế và Quyết định số 763/QĐ-BHXH ngày 10-07-2015 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định về hồ sơ thủ tục, quy trình đăng ký cung cấp dịch vụ I-VAN.

CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI:


Trải qua hơn 17 năm hình thành và phát triển, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn đã trở thành đơn vị hàng đầu về cung cấp phần mềm và các giải pháp công nghệ thông tin phục vụ quản lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ công như: Hải quan điện tử, Hóa đơn điện tử, Thuế điện tử, Bảo hiểm xã hội điện tử,...Với hơn 400 nhân sự , công ty Thái Sơn hiện có trụ sở chính tại Hà Nội và 4 chi nhánh, văn phòng đặt tại : TP. Hồ Chí Minh , TP.Đà Nẵng, TP. Bình Dương , TP. Biên Hòa tỉnh Đồng Nai


Để được tư vấn chi tiết hơn, quý khách vui lòng liên hệ: Ms.Liên: 0911 799 008 (Zalo/Face)
📌Nguồn bài viết: https://ebh.vn/


Hướng dẫn đăng ký tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch đầu tư

Doanh nghiệp mới mở thêm tài khoản ngân hàng, đăng ký bổ sung tài khoản ngân hàng hoặc mới thành lập cần đăng ký tài khoản ngân hàng lần đầu với Sở kế hoạch đầu tư.

Hồ sơ cần chuẩn bị

1. Thông báo thay đổi nội dung ĐKDN - mẫu II-1 theo thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT (tải tại đây) - điền đầy đủ thông tin, người đại diện theo pháp luật ký đóng dấu và scan để nộp online

2. Giấy ủy quyền của Người đại diện theo pháp luật cho cá nhân (kế toán) thực hiện thủ tục (tại tại đây) - điền đầy đủ thông tin, người đại diện theo pháp luật ký đóng dấu và scan để nộp online

3. CMND của cá nhân thực hiện thủ tục - 01 bản photo và 01 bản scan để nộp online

Thực hiện nộp online

B1: Đăng ký tài khoản tại địa chỉ: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn



B2: Sau khi được cấp tài khoản, đăng nhập và chọn "quản lý thông tin cá nhân", chọn "yêu cầu tài khoản đăng ký kinh doanh"



B3: Điền đầy đủ các thông tin, tải CMND bản scan lên, tick "Tôi đồng ý..." và chọn "Xác nhận"



Chờ email của cơ quan đkkd cấp tài khoản đăng ký kinh doanh để thực hiện nộp hồ sơ qua mạng (thường từ 1 - 2 ngày sẽ được cấp tài khoản)

B4: Sau khi đã được cấp tài khoản đkkd, đăng nhập lại trang https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn, chọn "Dịch vụ công", chọn "Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử". Chọn "Đăng ký doanh nghiệp", chọn "Nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh"



B5: Chọn "Đăng ký thay đổi..." và ấn "Tiếp theo". Gõ mã số doanh nghiệp và ấn "Tìm kiếm", tên doanh nghiệp hiện lên, ấn "Tiếp theo"



B6: Tick chọn "Thông báo thay đổi" (Chỗ này phải chọn đúng, nếu không bạn sẽ lòng vòng hồ sơ rất mất thời gian mà không thực hiện được)



B7: Tick chọn "Thông báo thay đổi nội dung ĐKDN", tick "Chọn", tick tiếp vào "Khác", tick "Chọn"



B8: Ấn "tiếp theo", "OK", chọn "Bắt đầu"

B9: Điền thông tin vào các phần "Thông tin về thuế", "Người liên hệ", "Người ký"
» "Thông tin về thuế": Kéo xuống phần tài khoản ngân hàng, kích "thêm tài khoản ngân hàng", gõ tên ngân hàng và số tài khoản vào ô tương ứng


Điền xong thì ấn "Lưu"

» "Người liên hệ": Điền các thông tin của bạn (người làm thủ tục) vào, nhớ điền địa chỉ email

» "Người ký": Nhập địa chỉ email của bạn, ấn tìm kiếm, điền chức danh của bạn là "Người đại diện theo ủy quyền"

Điền xong các thông tin thì ấn "Lưu"

B10: Tải lên các tài liệu scan (PDF), bao gồm: Thông báo thay đổi nội dung ĐKDN, Giấy ủy quyền, CMND người làm thủ tục



Sau khi tải xong xuôi, ấn lưu, ấn trở về, chọn "Ký số/xác thực bằng tài khoản ĐKKD", gõ mã xác thực, Chọn "Nộp hồ sơ vào phòng ĐKKD", gõ mật khẩu của bạn.

Nộp hồ sơ bản cứng lên phòng ĐKKD và nhận kết quả

Sau khi nộp xong, bạn sẽ nhận được email hẹn ngày có kết quả. Đến ngày đó (thường cuối ngày), Phòng ĐKKD sẽ gửi mail thông báo hồ sơ hợp lệ (nếu hồ sơ không hợp lệ thì chỉnh sửa theo yêu cầu của họ trong thông báo). Bạn đem các tài liệu sau (bản cứng) lên Sở KHĐT để nộp và nhận kết quả:

1. Thông báo thay đổi nội dung ĐKDN - bản gốc có ký đóng dấu đầy đủ

2. Giấy ủy quyền - bản gốc có ký đóng dấu đầy đủ

3. CMND của cá nhân thực hiện thủ tục - 01 bản photo kèm bản gốc để họ đối chiếu

4. Giấy biên nhận hồ sơ (in thông báo tiếp nhận hồ sơ trên email ra) - không ký

5. Thông báo hồ sơ hợp lệ (in thông báo hồ sơ hợp lệ trên email ra) - không ký

Cách điền mẫu II-1 theo thông tư 20/2015/TT-BKHĐT





Giấy biên nhận



Thông báo hồ sơ hợp lệ

Trên đây là bài viết về đăng ký tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch Đầu tư. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!


Cục Thuế TP.HCM lưu ý kê khai thuế năm 2021

❤ Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Kính gửi các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế

Căn cứ các quy định hiện hành, cơ quan Thuế thông báo đến NNT một số lưu ý về kê khai thuế năm 2021 để kịp thời áp dụng.

1. Lệ phí Môn bài:

- Người nộp thuế phải nộp tờ khai lệ phí môn bài năm 2021 cho Cơ Quan Thuế chậm nhất là ngày 30/01/2021 nếu trong năm 2020 có thay đổi vốn làm thay đổi bậc môn bài hoặc có sự thay đổi đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.

- Trường hợp người nộp thuế thực hiện việc nộp lệ phí môn bài theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ thì thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài năm 2021 chậm nhất là ngày 30/01/2021.

2. Thuế Giá trị gia tăng:  

- Căn cứ quy định tại Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020, thuế GTGT là loại thuế kê khai theo Tháng.

- Trường hợp người nộp thuế đáp ứng đủ tiêu chí theo quy định tại Điều 9, Nghị định 126/2020/ND-CP thì được lựa chọn kê khai thuế theo Quý.

- Cụ thể:

    + Trường hợp doanh thu năm 2020 từ 50 tỷ trở lên, người nộp thuế thuộc diện kê khai thuế GTGT theo tháng kể từ kỳ thuế Tháng 01/2021 không được áp dụng khai thuế theo Quý.

    + Trường hợp doanh thu năm 2020 dưới 50 tỷ, người nộp thuế được lựa chọn kê khai thuế theo tháng hoặc quý.

- Người nộp thuế đang kê khai thuế theo tháng muốn chuyển sang khai thuế theo quý thì gửi văn bản đề nghị đến Cơ Quan Thuế quản lý trực tiếp chậm nhất ngày 31/01 của năm bắt đầu khai thuế theo quý. Nếu sau thời hạn này người nộp thuế không gửi văn bản đến Cơ Quan Thuế thì người nộp thuế tiếp tục kê khai thuế theo tháng.

- Việc kê khai thuế theo tháng/quý được áp dụng trọn năm dương lịch.

3. Thuế Thu nhập cá nhân:

- Căn cứ quy định tại Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thuế TNCN là loại thuế kê khai theo tháng.

- Trường hợp người nộp thuế đáp ứng đủ tiêu chí theo quy định tại Điều 9, Nghị định 126/2020/ND-CP thì được lựa chọn kê khai thuế theo quý.

- Cụ thể:

    + Người nộp thuế thuộc diện nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng thì nộp tờ khai thuế TNCN tạm tính theo tháng, người nộp thuế thuộc diện nộp tờ khai thuế GTGT theo quý thì được lựa chọn khai thuế TNCN tạm tính theo tháng hoặc quý.

    + Người nộp thuế thuộc đối tượng không phải nộp tờ khai thuế GTGT theo quy định thì người nộp thuế nộp tờ khai thuế TNCN theo tháng.- Trường hợp xác định khai thuế TNCN theo quý theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì gửi văn bản đề nghị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đề nghị thay đổi kỳ tính thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 31 tháng 01 của năm bắt đầu khai thuế theo quý

- Việc kê khai thuế theo tháng/quý được xác định một lần kể từ tháng/quý đầu tiên phát sinh nghĩa vụ khai thuế và được áp dụng ổn định trong cả năm dương lịch.

- Ngoài ra, trong lĩnh vực đăng ký thuế: Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 hướng dẫn về Đăng ký thuế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/01/2021.

Các đơn vị chú ý để kịp thời áp dụng cho các hoạt động của mình.

Trân trọng thông báo!

Trường hợp gặp lỗi trên các hệ thống Thuế, vui lòng liên hệ 0911 799 008 để được hỗ trợ. MIỄN PHÍ VÀ NHƯ Ý!

Hướng dẫn thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện?

I. Tại sao phải mua bảo hiểm y tế tự nguyện?

Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm do Nhà nước tổ chức thực hiện cùng các cơ quan có trách nhiệm khác theo quy định được mọi người tham gia một cách tự nguyện. Bảo hiểm y tế tự nguyện không vì mục đích lợi nhuận áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng để mọi người dân đều được chăm sóc chữa trị tốt nhất khi đau ốm, bệnh tật, giảm hoặc mất sức lao động.

Bảo hiểm y tế tự nguyện đảm bảo 5 nguyên tắc của bảo hiểm y tế bao gồm:

  • Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.

  • Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu.

  • Mức hưởng được tính theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng của người tham gia BHYT.

  • Quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

  •  Quỹ BHYT được nhà nước bảo hộ, được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi.

Có rất nhiều lý do để bạn phải mua bảo hiểm y tế tự nguyện tuy nhiên lý do chính đó là chúng sẽ thay bạn chi trả toàn bộ hoặc một phần chi phí khám chữa bệnh cho bạn khi bạn ốm đau, bệnh tật, gặp các vấn đề khác về sức khỏe, giảm hoặc mất đi khả năng lao động.

BHYT tự nguyện đảm bảo cho bạn được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, có chế độ an sinh và giảm đi một phần gánh nặng trong cuộc sống khi không may gặp các vấn đề về sức khỏe. BHYT tự nguyện rất có ý nghĩa đặc biệt là với những hộ, gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, thường xuyên mắc bệnh.

II. Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện

BHYT tự nguyện được khuyến khích cho tất cả mọi người, thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện cũng được đơn giản hóa đi rất nhiều.

Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào? 2

Hồ sơ làm bảo hiểm xã hội gồm những gì.

2.1 Làm hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện

Căn cứ vào Khoản 11, Điều 1, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế ban hành ngày 13/6/2014 thì hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:

a) Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đối với người tham gia bảo hiểm y tế lần đầu;

b) Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 12 của Luật này do người sử dụng lao động lập.

Khi làm hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện cần xác định được mình thuộc đối tượng nào để có thể làm hồ sơ mua bảo hiểm tốt nhất.

2.2 Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện

Những người chưa tham gia BHYT theo diện bắt buộc đều cần mua BHYT tự nguyện. Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện hiện tại khá đơn giản và được thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Xác định trụ sở, đại lý thu BHYT tự nguyện và cơ sở bạn ban đầu sẽ khám chữa bệnh ban đầu.

  •  Xác định trụ sở, đại lý thu BHYT tự nguyện mà bạn muốn đến đăng ký, thường là các đại lý thu ở xã phường do Uỷ ban nhân dân xã đề xuất và ký hợp đồng với cơ quan Bảo hiểm xã hội, hoặc đại lý thuộc hệ thống Bưu điện tại các điểm bưu cục, các bưu điện văn hóa xã

  • Xác định nơi thuận tiện ban đầu để bạn khám, chữa bệnh, thường là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương.

Bước 2: Đến tại đại lý thu đã xác định để làm thủ tục mua bảo hiểm y tế

Xuất trình hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú do cơ quan Công an sở tại cấp và chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh. Sau đó điền đầy đủ các thông tin vào tờ khai tham gia BHYT tự nguyện theo đối tượng nhân dân (mẫu số 01/BHYTTN) theo hướng dẫn.

Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào? 3

3 bước làm thủ tục mua BHYT tự nguyện.

Hoàn thiện hồ sơ mua bảo hiểm y tế bao gồm tờ khai tham gia bảo hiểm y tế của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đối với người tham gia bảo hiểm y tế lần đầu (Hồ sơ được quy định tại Khoản 11, Điều 1, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế ban hành ngày 13/6/2014).

Bước 3: Nộp tờ khai cho đại lý hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội để kiểm tra, đối chiếu

Sau khi hoàn tất tất tờ khai và hồ sơ đăng ký mua bảo hiểm y tế tự nguyện các bạn sẽ nộp tờ khai đó cho đại lý thu để họ kiểm tra đối chiếu. Sau khi kiểm tra đối chiếu không có vấn đề gì người mua BHYT sẽ được cấp BHYT sau khoảng 10 ngày làm việc.

III. Mức đóng, mức hưởng bảo hiểm y tế tự nguyện

Theo quy định của Pháp luật từ ngày 01/01/2016 trở đi, nếu bạn muốn tham gia BHYT tự nguyện thì bắt buộc phải tham gia theo hình thức hộ gia đình. Tham gia theo hình thức này về cơ bản sẽ rất có lợi nếu cho những người tham gia sau bởi chi phí tham gia BHYT sẽ giảm đi đáng kể.

3.1 Mức đóng BHYT tự nguyện

Theo quy định tại Khoản 7, Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật bảo hiểm y tế ban hành năm 2014 (sửa đổi, bổ sung điều 13, Luật Bảo hiểm y tế), mức đóng BHYT hộ gia đình được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:

  • Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;

  • Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

  • Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

3.2 Mức hưởng bảo hiểm y tế tự nguyện

Mức hưởng BHYT tự nguyện được phân ra thành nhiều trường hợp khác nhau. Người bệnh sẽ được hưởng mức chi trả theo khám chữa bệnh đúng tuyến và trái tuyến, hưởng theo chế độ đối tượng đặc biệt được quy định tại Luật BHYT.

Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào? 4

Mức hưởng chế độ BHYT tự nguyện.

Trường hợp khám chữa bệnh tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu (Khám BHYT đúng tuyến) và ở cơ sở khám chữa bệnh khác theo giấy chuyển viện phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp tai nạn, cấp cứu.

  • Được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh trong trường hợp sử dụng dịch vụ cao, chi phí lớn nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu chung cho 1 lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó.

  • Được hưởng 100% chi phí tại y tế xã, phường, thị trấn nơi đăng ký BHYT với điều kiện chi phí KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở cho 1 lần khám chữa trị.

Trường hợp không đúng nơi đăng ký ban đầu, trái tuyến, vượt tuyến (trừ trường hợp cấp cứu, tai nạn):

  • Hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh so với mức hưởng theo quy định khi khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến huyện.

  •  Hưởng 60% chi phí khám chữa bệnh so với mức hưởng theo quy định khi khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh.

  •  Hưởng 40% chi phí khám chữa bệnh so với mức hưởng theo quy định khi khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương.

Ngoài ra người mua BHYT tự nguyện còn được hưởng mức chi trả tương ứng khi nằm trong các đối tượng đặc biệt được quy định theo Pháp luật.

Nguồn: https://ebh.vn/

Hướng dẫn lập mẫu TK1-TS ban hành theo quyết định số 595/QĐ-BHXH

 Mẫu TK1-TS kê khai các thông tin người tham gia và thành viên hộ gia đình khi không có mã số BHXH hay kê khai khi có yêu cầu điều chỉnh thông tin tham gia theo quyết định 595/QĐ- BHXH

Hướng dẫn lập mẫu tờ khai TK1-TS chi tiết.

Hướng dẫn lập mẫu tờ khai TK1-TS chi tiết.

I. Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT được áp dụng đối với người tham gia chưa được cấp mã số BHXH và thay đổi thông tin. 

Mục đích 

  • Kê khai các thông tin người tham gia BHXH, BHYT, BHTN và thành viên Hộ gia đình khi không có mã số BHXH.
  • Kê khai khi có yêu cầu điều chỉnh thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN như: nhân thân, chức danh nghề, phương thức đóng, nơi đăng ký KCB ban đầu...

Trách nhiệm lập TK1-TS

  • Người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN.
  • Cha/mẹ/người giám hộ (đối với Trẻ em dưới 6 tuổi).

Mẫu TK1-TS. - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT

Mẫu TK1-TS. - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT

Thời gian lập 

  • Đối với người lao động cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTNLĐ, BNN; người chỉ tham gia BHXH bắt buộc; người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Khi tham gia khi chưa được cấp mã số BHXH hoặc điều chỉnh thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
  • Đối với người chỉ tham gia BHYT:
  • Trẻ em dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế;
  • Người tham gia khi có điều chỉnh thông tin; người tham gia chưa được cấp mã số BHXH.

II. Hướng dẫn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế TK1-TS 

✅ Tải về máy mẫu TK1-TS ban hành theo quyết định sô 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam > TẠI ĐÂY 

Hướng dẫn Lập tờ khai TK1-TS theo thứ tự các mục như sau:

  • [01]. Họ và tên: 
    • Đầy đủ họ, chữ đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
  • [02]. Ngày tháng năm sinh: 
    • Ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.
  • [03]. Giới tính: 
    • Ghi giới tính của người tham gia (nếu là nam thì ghi từ “nam” hoặc nếu là nữ thì ghi từ “nữ”).
  • [04]. Quốc tịch: 
    • Ghi như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.
  • [05]. Dân tộc: 
    • Ghi như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.
  • [06]. Nơi đăng ký Giấy khai sinh:
    • Ghi rõ tên xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh, thành phố đã đăng ký giấy khai sinh.
  • [07]. Địa chỉ nhận kết quả:
    • Ghi đầy đủ địa chỉ nơi đang sinh sống để cơ quan BHXH gửi trả sổ BHXH, thẻ BHYT hoặc kết quả giải quyết thủ tục hành chính khác: số nhà, đường phố, thôn xóm; xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh, thành phố.
  • [08]. Họ tên cha hoặc mẹ, hoặc người giám hộ (áp dụng đối với trẻ em dưới 6 tuổi)
  • Ghi họ tên cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
  • [09].Mã số BHXH
    • Ghi mã số BHXH đã được cơ quan BHXH đã cấp (chỉ áp dụng đối với trường hợp đã được cấp mã số BHXH khi điều chỉnh thông tin). Trường hợp không xác định được mã số BHXH mà có số sổ BHXH hoặc số thẻ BHYT thì ghi số sổ BHXH hoặc số thẻ BHYT. Trường hợp xác định được mã số BHXH nhưng khác số sổ BHXH thì ghi mã số BHXH vào chỉ tiêu này và ghi bổ sung số sổ BHXH vào chỉ tiêu [14].
  • [09.1]. Số điện thoại liên hệ
    • Ghi số điện thoại liên hệ (nếu có).
  • [09.2]. Số chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước
    • Ghi số chứng minh nhân dân hoặc ghi số hộ chiếu hoặc ghi số Thẻ căn cước.
  • [10]. Mã hộ gia đình
    • Ghi mã hộ gia đình đã được cơ quan BHXH đã cấp (chỉ áp dụng đối với trường hợp đã được cấp mã số BHXH khi điều chỉnh thông tin);
  • [11]. Mức tiền đóng (áp dụng đối với người tham gia BHXH tự nguyện)
    • Ghi mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
  • [12]. Phương thức đóng (áp dụng đối với người đi lao động ở nước ngoài, người tham gia BHXH tự nguyện)
    • Ghi cụ thể phương thức đóng là 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng …
  • [13]. Nơi đăng ký KCB ban đầu
    • Ghi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu (danh sách đăng ký nơi KCB ban đầu được cơ quan BHXH thông báo hằng năm gửi cho cho đơn vị, UBND xã, đại lý thu).
  • [14]. Phụ lục thành viên hộ gia đình
    • Kê khai đầy đủ, chính xác thông tin toàn bộ thành viên hộ gia đình trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người tham gia BHYT theo hộ gia đình được giảm trừ mức đóng.
  • [15]. Hồ sơ kèm theo
    • Đối với người điều chỉnh thông tin, ghi các loại giấy tờ chứng minh.
    • Đối với người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn, ghi các loại giấy tờ chứng minh.

Phần phụ lục: Thành viên hộ gia đình 

  • Thông tin chung: Ghi đầy đủ:
  • Họ và tên chủ hộ; 
  • Số sổ hộ khẩu (hoặc số sổ tạm trú); 
  • Số điện thoại liên hệ (nếu có); 
  • Ghi rõ địa chỉ: thôn (bản, tổ dân phố); xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố).

Trường hợp hộ gia đình chỉ có giấy tạm trú thì vẫn thực hiện kê khai nhưng ghi rõ cụm từ “giấy tạm trú” vào cột ghi chú.

  • Cột A - Ghi số thứ tự từ 1 đến hết các thành viên trong hộ gia đình.
  • Cột B - Ghi đầy đủ họ và tên của từng người trong hộ gia đình.
  • Cột 1 - Ghi mã số BHXH đối với từng thành viên hộ gia đình đã được cơ quan BHXH cấp.
  • Cột 2 - Ghi ngày, tháng, năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.
  • Cột 3 - Ghi giới tính của các thành viên trong hộ (nếu là nam thì ghi từ “nam” hoặc nếu là nữ thì ghi từ “nữ”).
  • Cột 4 - Ghi rõ tên xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh, thành phố đã cấp giấy khai sinh.
  • Cột 5 - Ghi mối quan hệ với chủ hộ (là vợ, chồng, con, cháu...).
  • Cột 6 - Số chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước (nếu có): ghi số chứng minh nhân dân hoặc ghi số hộ chiếu hoặc ghi số Thẻ căn cước.
  • Cột 7 - Ghi những nội dung cần ghi chú.

Sau khi điền đủ thông tin, người kê khai ký tên và nộp đến cơ quan bảo hiểm xã hội.

Nguồn: https://ebh.vn/

Bảo hiểm y tế là gì? Chi tiết về mức đóng và mức hưởng BHYT

 Mua bảo hiểm y tế ở đâu và quyền lợi của người lao động khi khám chữa bệnh có bảo hiểm y tế như thế nào? Người lao động tham khảo chi tiết thông tin này trong bài viết dưới đây.

Chi tiết về mức đóng và mức hưởng bảo hiểm y tế.

Chi tiết về mức đóng và mức hưởng bảo hiểm y tế.

I. Bảo hiểm y tế là gì?

Căn cứ Điều 2, Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH quy định chi tiết về khái niệm bảo hiểm y tế:

"Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện."

BHYT là 1 trong những chính sách an sinh xã hội tốt nhất hiện nay cho người lao động khi thăm, khám chữa bệnh. Vậy những đối tượng nào bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế?

II. Đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế

Căn cứ Chương I, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về nhóm 06 đối tượng tham gia BHYT bao gồm: 

  1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
  2. Nhóm do cơ quan BHXH đóng;
  3. Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;
  4. Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;
  5. Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình;
  6. Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

III. Mức đóng bảo hiểm y tế 

Căn cứ theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014, Nghị định 105/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về mức đóng bảo hiểm y tế bao gồm:

Mức đóng BHYT thuộc nhóm 3 đối tượng 

Đối với 3 nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nhóm do Quỹ bảo hiểm xã hội đóng và nhóm do ngân sách Nhà nước đóng thì mức đóng BHYT là 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.

Mức đóng nhóm hộ gia đình

  • Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; 
  • Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất; 
  • Người thứ 3  đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất; 
  • Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất; 
  • Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Nhóm do Ngân sách nhà nước đóng:

  • Người thuộc hộ gia đình cận nghèo =>  Mức hỗ trợ tối thiểu là 70% TLCS
  • Học sinh, sinh viên. =>  Mức hỗ trợ tối thiểu là 30% TLCS.
  • Hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm, nghiệp có mức thu nhập trung bình. =>  Mức hỗ trợ tối thiểu là 50% TLCS.

IV. Quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế

Chi phí khám, chữa bệnh các bệnh thông thường, chưa kể đến các bệnh nan y tại các cơ sở y tế hiện nay không phải là con số nhỏ. Bằng việc tham gia BHYT, tùy thuộc vào tuyến khám, chữa bệnh, người tham gia sẽ được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần.

Căn cứ Điều 22, Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH quy định chi tiết về quyền lợi mà người dân được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế như sau:

Người dân có thể được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT.

Người dân có thể được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT.

1. Mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến

Các mức hưởng bảo hiểm y tế khi người tham gia khám chữa bệnh đúng tuyến bao gồm

100% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng:

  • a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ;
  • b) Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân;
  • c) Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • d) Học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
  • đ) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh
  • e) Trẻ em dưới 6 tuổi;
  • g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
  • h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
  • i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
  • j) Khám, chữa bệnh một lần thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám, chữa bệnh tại tuyến xã;
  • k) Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến.

95% chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng

  • Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
  • Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ người được BHYT chi trả 100% chi phí;
  • Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

80% chi phí nếu là các đối tượng khác

2. Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến

  • 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;
  • 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh;
  • 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện.

Riêng người sống tại xã đảo, huyện đảo; người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn đi khám không đúng tuyến vẫn được hưởng theo mức hưởng đúng tuyến.

V. Bảo hiểm y tế tự nguyện 

Ngoài bảo hiểm y tế bắt buộc nêu trên thì người dân có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, do người dân tự nguyện tham gia và được Nhà nước tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận. Xem chi tiết

Theo phương thức quản lý của Nhà nước thì hiện nay có 02 loại hình BHYT là BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện. Do đó, trừ các đối tượng đã tham gia BHYT bắt buộc thì mọi công dân Việt Nam đều được tham gia BHYT tự nguyện theo Luật Bảo hiểm y tế.

Nguồn: https://ebh.vn/

 

Đăng ký nhận khuyến mãi

Liên hệ hỗ trợ

Zalo/Face: 0911 799 008

Email us: cks24h.com@gmail.com

Sản phẩm