Chữ ký số Ca2 - Bảng giá gia hạn


💢Trong tháng 3-2022, chúng tôi đang có chương trình KHUYẾN MÃI ĐẶC BIỆT dành cho khách hàng doanh nghiệp cấp mới/gia hạn dịch vụ Chứng thư số Ca2, cụ thể:

Với gói dịch vụ gia hạn:

📌Để gia hạn Chữ ký số CA2 - Nacencomm, quý khách thực hiện theo các bước sau đây:

👉Bước 1: Vui lòng để lại thông tin đăng ký tại website: http://www.cks24h.com/ hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 0911.799.008 (Zalo/Face)

-> Bộ phận kinh doanh sẽ chủ động liên hệ trong thời gian sớm nhất để tư vấn gói dịch vụ phù hợp.
👉Bước 2: Sau khi chọn gói dịch vụ với giá khuyến mại, nhân viên kinh doanh sẽ Ultra/Teamview vào máy tính cắm sẵn Chữ ký số để lấy thông tin yêu cầu gia hạn trên USB khách hàng đang sử dụng.
👉Bước 3: Nhân viên sẽ soạn hợp đồng và điền giấy đề nghị gia hạn dịch vụ Chứng thư số gửi tới khách hàng, hồ sơ sau đó được ký điện tử 2 bên.
👉Bước 4:  Khách hàng sẽ được gia hạn hiệu lực Chữ ký số như đã đăng ký trong 15 đến 30 phút.
Sau khi gia hạn xong, Ca2 cập nhật hạn mới vào trong Token, và cập nhật CKS với hạn mới lên các Hệ thống Khách hàng đang sử dụng: Thuế/Bảo hiểm/Hoá đơn/Hải quan. (A/c cần đăng nhập tài khoản trên các Hệ thống đó để Ca2 cập nhật)
👉Bước 5: Bộ phận kinh doanh bàn giao giấy tờ gồm:
- Giấy chứng nhận thời hạn sử dụng Chữ ký số đúng với gói dịch vụ đã mua
- Hóa đơn thuế VAT của Công ty Cổ phần Công nghệ Thẻ Nacencomm với giá niêm yết
- Hợp đồng có Chữ ký số giữa khách hàng và nhà cung cấp
👉Bước 6: Khách hàng kiểm tra kỹ thời hạn trên USB Token, và thanh toán (tiền mặt/chuyển khoản) tới tài khoản công ty.
💗Nacencomm cam kết dịch vụ bảo hành trọn thời gian, hướng dẫn sử dụng và hỗ trợ các dịch vụ công 24/7 kể cả lễ, Tết

👉Xem thêm:

Chữ ký số Ca2 - Bảng giá Cấp mới

💢Trong tháng 03-2022, chúng tôi đang có chương trình khuyến mại đặc biệt dành cho khách hàng doanh nghiệp cấp mới/gia hạn dịch vụ Chứng thư số Ca2, cụ thể:

Với gói dịch vụ cấp mới:
📌Để sở hữu Chữ ký số CA2 - Nacencomm, quý khách thực hiện theo các bước sau đây
👉Bước 1: Vui lòng để lại thông tin đăng ký tại website: http://www.cks24h.com/ hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 0911 799 008 (Zalo/Face)
-> Bộ phận kinh doanh sẽ chủ động liên hệ trong thời gian sớm nhất để tư vấn gói dịch vụ phù hợp.
👉Bước 2: Sau khi chọn gói dịch vụ với giá khuyến mại, quý khách cung cấp hồ sơ gồm:
Bản scan/ảnh Giấy phép đăng ký kinh doanh và Chứng minh thư/Căn cước công dân/Hộ chiếu người đại diện pháp luật của Công ty.
👉Bước 3: Nhân viên sẽ soạn Hợp đồng và điền thông tin Giấy đề nghị cấp mới dịch vụ Chứng thứ số gửi tới khách hàng, Qúy khách in ra đóng dấu đỏ có Chữ ký xác nhận của Giám đốc công ty và gửi bản ảnh/scan lại cho kinh doanh.
(Lưu ý: Khách hàng cần gửi lại bản cứng in ra đóng dấu của Hợp đồng và Giấy đề nghị cấp mới trên cho nhà cung cấp trong vòng 7 ngày từ khi đăng ký dịch vụ)
👉Bước 4: Khách hàng sẽ được cung cấp USB Token với thông tin Công ty như đã đăng ký trong 15 đến 30 phút.
👉Bước 5: Bộ phận kinh doanh sẽ bàn giao USB Token trong 1-2 ngày với khách hàng ở Hà Nội và từ 2-3 ngày với khách tỉnh, hồ sơ bàn giao gồm:
- USB Token Chữ ký số Ca2
- Giấy chứng nhận thời hạn sử dụng Chữ ký số đúng với gói dịch vụ đã mua
- Hợp đồng có Chữ ký Giám đốc và đóng dấu công ty giữa khách hàng và nhà cung cấp
👉Bước 6: Khách hàng nhận USB, kiểm tra kỹ thời hạn, và thanh toán (tiền mặt/chuyển khoản) tới tài khoản công ty. Sau khi nhận được tiền, công ty sẽ gửi lại Hóa đơn thuế VAT đúng với giá niêm yết.
💗Nacencomm cam kết dịch vụ bảo hành trọn thời gian, hướng dẫn sử dụng và hỗ trợ các dịch vụ công 24/7 kể cả lễ, Tết

👉Xem thêm:

Bảng giá các dịch vụ

Hiện nay, chúng tôi đang cung cấp các dịch vụ/giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp:

1. Dịch vụ Chữ ký số: Bảng giá tại đây

2. Dịch vụ Hóa đơn điện tử: Bảng giá tại đây

3. Phần mềm Bảo hiểm xã hội: Bảng giá tại đây

4. Phần mềm Kế toán: Bảng giá tại đây


💥Ngoài ra, chúng tôi hỗ trợ FREE sửa lỗi khi Kê khai Thuế, lỗi kỹ thuật trên các hệ thống Bảo hiểm, Hải quan, vui lòng liên hệ: Mrs.Liên: 0911 799 008



Bảng giá Chữ ký số các nhà cung cấp

🌿 Nhà cung cấp chữ ký số sẽ quyết định đến chất lượng của chữ ký số, các dịch vụ đi kèm, khả năng thích ứng với mọi hệ điều hành, giao dịch trực tuyến.

🌿 Khả năng bảo mật của chữ ký số càng tốt thì càng đảm bảo được giao dịch điện tử của bạn an toàn, không bị can thiệp, tấn công bởi kẻ xấu.

 ☠ Thực tế, có rất nhiều người đã không để ý đến khả năng bảo mật của chữ ký số và chọn liều dịch vụ chữ ký số khiến đơn vị doanh nghiệp phải gánh hậu quả. Sau đó, họ mới chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ để được bảo mật tốt hơn. Điều này vừa gây tốn kém, lãng phí lại mất thời gian.

🌿 Do nhu cầu sử dụng chữ ký số của các cá nhân, doanh nghiệp ngày càng lớn nên có nhiều đơn vị cung cấp chữ ký số mọc ra như nấm. Dịch vụ chữ ký số của đại lý nào cũng giống nhau, chỉ khác về giá cả và độ tin cậy. Không ít trường hợp khách hàng thiếu kinh nghiệm bị lừa đảo, mất tiền lại không dùng được chữ ký số như ý muốn.

 ➡ Vậy nên, chọn đại lý phân phối chữ ký số uy tín là mấu chốt quan trọng nhất.

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ CHỨNG THƯ SỐ CỦA MỘT SỐ NHÀ CUNG CẤP:

1. Công ty Cổ phần Công nghệ Thẻ Nacencomm - Chữ ký số Ca2: Xem tại đây

Quy trình 04 bước khi làm Báo cáo tài chính

Quy trình 04 bước làm Báo cáo Tài chính

👉Bước 01: Tìm hiểu loại hình công ty doanh nghiệp đang làm sổ sách

- Xây dựng: Liên quan dự toán và hồ sơ xây dựng phải hiểu và biết đọc dự toán, tính giá thành chi tiết cho từng các đối tượng công trình thi công, tìm hiểu thời điểm nghiệm thu xuất hóa đơn…. chỉ tập hợp ở tk đầu 6: 621, 622, 627 và kết chuyển sang tài khoản 154 = > TK 632 mà không tồn tại tài khoản 155

- Thương mại: Đặc trưng mua đi bán lại kiếm lời hưởng chênh lệch, tìm hiểu cách tính giá xuất kho, các trương trình triết khấu, giảm giá, khuyến mại, hàng bị trả về…là loại hình không tính giá thành, nên mọi nghiệp vụ tập trung ở hàng tồn kho 156

- Dịch vụ: Là những sản phẩm không nhập kho chỉ tập hợp ở tk đầu 6: 621, 622, 627 và kết chuyển sang tài khoản 154 = > TK 632 mà không tồn tại tài khoản 155

- Sản xuất: Là loại hình buộc tính giá thành, phải có định mức sản xuất, thiết kế form tính giá thành bao gồm form Ngang và form Giá thành Dọc tùy theo đặc tính doanh nghiệp để thiết lập phù hợp… sau khi có form thiết kế bước tiếp theo là tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản xuất: sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang, sản phẩm hoàn thành được nhập kho sử dụng TK 155: thành phẩm

- Các loại hình đặc thù khác

👉Bước 02: Sắp xếp chứng từ (khâu quan trọng)

- Sắp xếp và đóng cuối khai báo thuế

- Sắp xếp hóa đơn đầu ra và đầu vào theo các phương pháp: Số hóa đơn tăng dần, theo vần ABC, theo ngày tháng,…tùy theo phong cách làm việc của từng người cho ra sản phẩm theo ý mình

- Các chứng từ thu chi

- Hợp đồng kinh tế

- Các chứng từ bảo hiểm và hồ sơ lao động

- Các chứng từ nộp ngân sách nhà nước

- Chứng từ khác:

+ Dò hóa đơn theo tờ khai báo thuế đã nộp lần lượt theo Phụ lục Bán Ra và Mua Vào trong kỳ kê khai

+ In toàn bộ tờ khai thuế + thông báo đã nộp thuế điện tử thành công

+ Dò hóa đơn đầu vào theo thứ tự của tờ khai thuế: Sắp theo thứ tự tờ khai = thứ tự hóa đơn đầu vào liên Đỏ theo kỳ tháng/ quý

+ Dò hóa đơn đầu Ra theo thứ tự của tờ khai thuế: Sắp theo thứ tự tờ khai = thứ tự hóa đơn đầu ra liên Xanh theo kỳ tháng/ quý

+ Xem xét các yếu tố của hóa đơn: Tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ như: Thông tin doanh nghiệp, nội dung hàng hóa….

Tốc độ làm nhanh hay chậm khi lên sổ phụ thuộc vào các sắp xếp chứng từ ngăn nắp khoa học theo phương thức: Nhanh gọn lẹ dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra

👉Bước 03: Lên sổ sách kế toán

Hiểu bản chất quy trình lên sổ sách chuẩn hóa Quy trình chung: Hóa đơn chứng từ - -> NKC - -> Lên Sổ cái - - > Cân đối phát sinh - -> CĐKT, KQKD, LCTT

- Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế lên phần mềm kế toán: Excel, phần mềm khác tùy theo bạn thạo phần mềm gì

- Lưu ý: Không có phần mềm dơở chỉ có người dùng không biết sài mà thôi, bạn thạo phần mềm gì thì hãy làm trên phần mềm đó khi lượng thời gian ít, nếu lượng thời gian nhiều thì sử dụng phần mềm tìm hiểu từ từ, muốn dùng thạo 1 phần mềm mất rất nhiều thời gian vì sự tiện ích của phần mềm cũng tạo ra những bất cập đi kèm - có những báo cáo tự động phần mềm sẽ thiết kế vô số thao tác đi kèm, …. Lợi ích phần mềm là tự động và triết xuất dữ liệu nhanh

- Khi cầm hóa đơn lên các bạn phải biết kiểm tra tính pháp lý của hóa đơn: Tính hợp lý, tính hợp lệ, tính hợp pháp và biết tra cứu hóa đơn ở trang: Tra cứu hóa đơn hợp pháp - tracuuhoadon - Tổng Cục Thuế

- Hiểu được bản chất các nghiệp vụ phát sinh theo các hóa đơn chứng từ đầu vào

- Phân loại đối tượng: Đối tượng nào là chi phí, đối tượng nào là doanh thu, đối tượng nào là các khoản thu, các khoản chi….mỗi đối tượng có bộ hồ sơ đi kèm đầy đủ

- Hiểu cách lên chứng từ vào phần mềm, định khoản nghiệp vụ đúng và đủ, kết chuyển các bút toán cuối kỳ để cho ra lãi lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh

- Cân đối lãi lỗ, cân đối doanh thu so với chi phí, tính giá thành, cân đối lãi lỗ giá thành sản xuất….

👉Bước 04: Khóa sổ và lên BCTC

- Rà soát kỹ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các khoản chi phí phát sinh, kiểm tra hồ sơ đã đầy đủ chưa

+ Xem các yếu tố công nợ có bị hạch toán nhầm đối tượng

+ Xem các yếu tố hàng tồn kho đã đúng, có âm, hoặc khác

+ Xem các yếu tố về chi phí có tương ứng doanh thu

+ Xem các yếu tố về tiền mặt, tiền gửi

+ Xem các yếu tố về các khoản vay

+ Xem các khoản yếu tố giá thành

+ Xem các yếu tố lao động tiền lương

+ Xem các yếu tố bất thường khác

- Sau khi sổ sách hoàn thành - -> Căn cứ số liệu tổng hợp từ phần mềm để lên BCTC theo định và nộp ở trang: ke khai qua mang - Nộp tờ khai - Tổng cục thuế

- Báo cáo tài chính đầy đủ gồm:

+ Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01- DN

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02- DN

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DN

+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09-DN

- Tờ khai quyết toán thuế TNDN, TNCN

Trên đây là tóm tắt quy trình 4 bước làm báo cáo tài chính, chúc các bạn có một mùa báo cáo thành công!

Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu và chữ ký không?

💢Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu và chữ ký không? Đây là băn khoăn của nhiều bạn kế toán. Trong trường hợp Giám Đốc đi công tác nhiều DN sử dụng chữ ký và dấu của Giám đốc để đóng lên hóa đơn và các bảng kê liên quan. Điều này có ảnh hưởng gì đến DN và đối tác khách hàng? 

👉1. Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu, chữ ký người mua?

Căn cứ theo Điểm b Khoản 2 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC: “a) Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”

-> Như vậy: Hóa đơn điện tử không cần phải đóng dấu của người bán và chữ ký người mua (Nếu DN bán hàng đủ điều kiện tự in hóa đơn). 

– Điều kiện để DN được tự in hóa đơn tại khoản 1 điều 6 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014

Theo Công văn 2402/BTC-TCT ngày 23/02/2016 của Bộ tài chính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cụ thể như sau:

– Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ sửa đổi khoản 5 Điều 5 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định:  “5. Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau. Nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử.”

– Tại điểm e Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về nội dung của HĐĐT: "e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán."

👉2. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính

Căn cứ các quy định nêu trên:

– Trường hợp người mua không phải là đơn vị kế toán.

– Hoặc là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua như: Hợp đồng kinh tế/Phiếu xuất kho/Biên bản giao nhận hàng hóa/Biên nhận thanh toán/Phiếu thu,...

-> Người bán lập hóa đơn điện tử cho người mua theo quy định, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.

Bộ Tài chính giao Cục Thuế xem xét từng trường hợp phát sinh cụ thể và điều kiện đáp ứng của doanh nghiệp để hướng dẫn việc miễn tiêu thức chữ ký điện tử của người mua trên hóa đơn điện tử.

Ngoài ra Theo khoản 3 điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014: "b) Các trường hợp sau không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc, trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hóa đơn có đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều này:

– Hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua, dấu của người bán.

– Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.

– Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn của doanh nghiệp và trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục thuế xem xét và có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “dấu của người bán."

Rủi to khi chỉnh ngày giờ trên máy tính để cách số lùi ngày trên hóa đơn điện tử

💦RỦI RO KHI CHỈNH NGÀY GIỜ TRÊN MÁY TÍNH ĐỂ CÁCH SỐ LÙI NGÀY TRÊN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ (Ngày lập và ngày ký trùng nhau).

💓Đứng khía cạnh người bán và người mua thì file XML (dữ liệu gốc) và PDF (bản thể hiện) không vấn đề gì khi kiểm tra ngày lập và ngày ký vẫn trùng nhau.

💓Đứng ở khía cạnh cơ quan thuế khi thanh tra kiểm tra, họ sẽ kiểm tra như sau:

🍀Làm công văn phối hợp với nhà sản xuất để kiểm tra dữ liệu trên DB (Bạn có thể hiểu dữ liệu lưu trên sever của Nhà cung cấp, theo quy định nhà cung cấp phải đồng thời lưu trữ dữ liệu này). Thì dữ liệu về thao tác lập, hủy bỏ, sửa, ký sẽ được lưu trữ theo ngày giờ trên sever. Có nghĩa thời gian dữ liệu trên sever nhà cung cấp sẽ khác so với dữ liệu mà người mua với người bán gửi và lưu trữ với nhau.

🍀Hóa đơn của bạn sẽ bị xuất toán, phạt vi phạm về xuất hóa đơn sai thời điểm, nhà cung cấp và người sử dụng thông đồng điều chỉnh dữ liệu hoặc nhà cung cấp sẽ đẩy hết trách nhiệm cho người sử dụng. Do đơn vị tự điều chỉnh không làm theo khuyến cáo nhà sản xuất, việc điều chỉnh dữ liệu này nếu giá trị lớn, số lượng hóa đơn lớn sẽ bị khuyến cáo lập hồ sơ gửi Công an.

👉Các doanh nghiệp, kế toán lưu ý khi sử dụng các biện pháp này, khuyến cáo xuất hóa đơn đúng thời điểm!

Hướng dẫn sử dụng chức năng "Thông báo nộp thuế" mục "Tra cứu" trên hệ thống Thuế điện tử

Chức năng tra cứu cho phép người nộp thuế (NNT) có thể tra cứu các hồ sơ khai thuế đã gửi đến CQT, các thông báo xử lý kết quả của các hồ sơ khai, nộp thuế. Ngoài ra hệ thống hỗ trợ thêm Tra cứu số thuế phải nộp (Số thuế phải nộp, số nộp thừa, số khấu trừ chuyển kỳ sau); Tra cứu thông tin nghĩa vụ thuế (Số thuế phát sinh theo tờ khai, Số thuế phát sinh theo chứng từ nộp thuế, Số thuế phát sinh theo các quyết định ấn định từ Cơ quan Thuế).

🔎 "Thông báo nộp thuế" Cho phép người sử dụng tra cứu tất cả thông báo liên quan tới nộp thuế và thay đổi thông tin tài khoản được gửi cho NNT trên hệ thống, các bước thực hiện như sau:

👉 Bước 1: Truy cập link thuế điện tử, vào phân hệ "Doanh nghiệp"

👉 Bước 2: Chọn “Doanh nghiệp”, sau đó chọn tiếp “Đăng nhập” 

👉 Bước 3: Nhập thông tin đăng nhập hệ thống

-    Tên đăng nhập: MST (MST: Mã số thuế của Doanh nghiệp)
-    Mật khẩu: Là mật khẩu đang dùng đăng nhập vào hệ thống iHTKK
-    Tên đăng nhập tồn tại trong hệ thống và mật khẩu phải trùng khớp với mật khẩu trong hệ thống. Nếu tên đăng nhập và mật khẩu không đúng hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo.

👉 Bước 4: Nhấn nút “Đăng nhập”

-> Hệ thống hiển thị màn hình giao diện trang chủ Etax: Cung cấp các chức năng cho tài khoản sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử: Quản lý tài khoản, Khai thuế, Hoàn thuế, Tra cứu

👉 Bước 5: Chọn menu “Tra cứu", sau đó chọn tiếp "Thông báo nộp thuế" -> Hệ thống hiển thị màn hình "Tra cứu thông báo"

👉 Bước 6: Nhập thông tin tra cứu thông báo

-    Mã giao dịch

-    Cơ quan thông báo: bao gồm Cơ quan thuế hoặc ngân hàng

-    Loại thông báo: bao gồm các loại thông báo có trên hệ thống

-    Ngày thông báo từ ngày: hệ thống tự động hiển thị ngày hiện tại và không được để trống

-    Ngày thông báo đến ngày: hệ thống hiển thị tự động ngày hiện tại và không được để trống

-    Lưu ý: Từ ngày có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng Đến ngày

👉 Bước 7: Nhấn “Tra cứu” -> Hệ thống thực hiện truy vấn dữ liệu theo điều kiện tra cứu và hiển thị kết quả lên lưới dữ liệu:

-    Nhấn “Chi tiết”: Hệ thống hiển thị chi tiết thông báo
-    Nhấn “In thông báo”: Cho phép NNT in chi tiết thông báo
-    Nhấn “Quay lại”: Hệ thống đóng màn hình xem chi tiết thông báo
-    Nhấn “Tải về” -> Hệ thống hiển thị màn hình cho phép NNT lưu file thông báo dạng XML về máy tính -> NNT chọn thư mục lưu file và thực hiện lưu file

Trên đây là các bước thực hiện để tra cứu "Thông báo nộp thuế"mục "Tra cứu" trên Thuế điện tử

Video hướng dẫn:  Đang cập nhật ...
📞Trường hợp gặp lỗi, các bạn tham khảo link này hoặc liên hệ trực tiếp Ms. Liên (Zalo/Face) để được hỗ trợ 24/7.
Chúc các bạn thành công!

Hướng dẫn sử dụng chức năng "Tra cứu thông báo" mục "Nộp thuế" trên Thuế điện tử

Chức năng này cho phép người nộp thuế tra cứu tất cả thông báo liên quan tới nộp thuế và thay đổi thông tin tài khoản được gửi cho người nộp thuế trên hệ thống, các bước thực hiện như sau:

👉 Bước 1: Truy cập link thuế điện tử, vào phân hệ "Doanh nghiệp"

👉 Bước 2: Chọn “Doanh nghiệp”, sau đó chọn tiếp “Đăng nhập” 

👉 Bước 3: Nhập thông tin đăng nhập hệ thống

-    Tên đăng nhập: MST (MST: Mã số thuế của Doanh nghiệp)
-    Mật khẩu: Là mật khẩu đang dùng đăng nhập vào hệ thống iHTKK
-    Tên đăng nhập tồn tại trong hệ thống và mật khẩu phải trùng khớp với mật khẩu trong hệ thống. Nếu tên đăng nhập và mật khẩu không đúng hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo.

👉 Bước 4: Nhấn nút “Đăng nhập”

-> Hệ thống hiển thị màn hình giao diện trang chủ Etax: Cung cấp các chức năng cho tài khoản sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử: Quản lý tài khoản, Khai thuế, Hoàn thuế, Tra cứu

👉 Bước 5: Chọn menu “Nộp Thuế", sau đó chọn tiếp "Tra cứu thông báo" -> Hệ thống hiển thị màn hình "Tra cứu thông báo"

👉 Bước 6: Nhập thông tin tra cứu thông báo

-    Mã giao dịch:

-    Cơ quan thông báo: bao gồm Cơ quan thuế hoặc ngân hàng 

-    Loại thông báo: bao gồm các loại thông báo có trên hệ thống

-    Ngày thông báo từ ngày: hệ thống tự động hiển thị ngày hiện tại và không được để trống

-    Ngày thông báo đến ngày: hệ thống hiển thị tự động ngày hiện tại và không được để trống

  Lưu ý: "Từ ngày" có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng "Đến ngày"

👉 Bước 7:  Nhấn “Tra cứu” -> Hệ thống thực hiện truy vấn dữ liệu theo điều kiện tra cứu và hiển thị kết quả lên lưới dữ liệu:

-    Nhấn “Chi tiết”: Hệ thống hiển thị chi tiết thông báo
-    Nhấn “In thông báo”: cho phép NNT in chi tiết thông báo
-    Nhấn “Quay lại”: Hệ thống đóng màn hình xem chi tiết thông báo
-    Nhấn “Tải về”: Hệ thống hiển thị màn hình cho phép NNT lưu file thông báo dạng XML về máy tính -> NNT chọn thư mục lưu file và thực hiện lưu file

Trên đây là các bước thực hiện để tra cứu thông báo mục "Nộp thuế" trên trang Thuế điện tử

Video hướng dẫn:  Đang cập nhật ...
📞Trường hợp gặp lỗi, các bạn tham khảo link này hoặc liên hệ trực tiếp Ms. Liên (Zalo/Face) để được hỗ trợ 24/7.
Chúc các bạn thành công!


Lộ trình bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử

☀Theo quy định mới tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì lộ trình bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử thực hiện như sau:

💢Trước 01/7/2022:
Chỉ bắt buộc đối với các cơ sở kinh doanh được cơ quan thuế thông báo chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử mà đáp ứng được điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin.
(Căn cứ Khoản 2 Điều 59; Khoản 1, 2 Điều 60).

💢Từ ngày 01/7/2022:
Bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử, trừ các trường hợp sau:
💚(1) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh sau đây trong trường hợp không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử và để truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn (thực hiện theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có).
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo quy định.
Lưu ý: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng, đồng thời cơ quan thuế có giải pháp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử. Khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế (nếu đủ điều kiện) theo quy định.
(Căn cứ Điều 23)
💚(2) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trong thời gian hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cấp mã hóa đơn của cơ quan thuế gặp sự cố, chưa khắc phục được theo quy định và cơ quan thuế đưa ra giải pháp bán hóa đơn giấy để sử dụng (Khoản 2 Điều 20).
💚(3) Sử dụng hóa đơn bán tài sản công khi xử lý tài sản công (hóa đơn bằng giấy do Bộ Tài chính đặt in) (Khoản 5 Điều 59).
💚(4) Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia khi bán hàng dự trữ quốc gia (hóa đơn bằng giấy) theo quy định tại Thông tư 16/2012/TT-BTC và không có thông báo chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử.



Phần mềm trên các hệ thống

📌Dưới đây là tổng hợp các phần mềm BẮT BUỘC cần cài đặt tạo môi trường thuận lợi để thao tác nghiệp vụ trên các hệ thống:

👉1. Bộ cài Chữ ký số (của tất cả các nhà cung cấp) -> Chi tiết tại đây

👉2. Phần mềm hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử Ca2 Nacencomm -> App đăng nhập -> Tải về

👉3. Phần mềm eTaxtool hỗ trợ ký điện tử văn bản PDF, Excel, Word -> Tải về

👉4. Java cài trên các hệ thống:

            Phiên bản 7u3 -> Tải về

            Phiên bản 8u211 -> Tải về

            Phiên bản 8u251 -> Tải về

            Phiên bản 8u66 -> Tải về

👉5. Điều khiển máy tính:

            Ultraviewer -> Tải về

            Teamviewer -> Tải về

KINH NGHIỆM CHUẨN BỊ HỒ SƠ KHI CÓ THÔNG BÁO QUYẾT ĐỊNH THANH TRA THUẾ DOANH NGHIỆP

Dưới đây là tổng hợp 10 bộ hồ sơ cần có và cách kiểm tra giúp doanh nghiệp sẵn sàng và tự tin hơn khi tiếp đoàn thanh tra thuế, các bạn hãy chuẩn bị kỹ càng để buổi tiếp đón diễn ra thuận lợi nhé!


(Hình ảnh chỉ mang tính chất giải trí)

📗Bộ 01. Danh mục hồ sơ pháp lý, bao gồm:

1. - Đăng ký kinh doanh tất cả các lần thay đổi.

2. - Điều lệ công ty

3. - Quy chế tiền lương

4. - Quy chế tài chính

5. - Đăng ký tài khoản ngân hàng

6. - Danh sách cổ đông hoặc thành viên (Cty CP hay TNHH 2 TV)

7. - Đăng ký hình thức kế toán

8. - Đăng ký phương pháp khấu hao với cơ quan thuế

📗Bộ 02. Danh mục hồ sơ chi tiết:

1. - Tờ khai thuế GTGT theo tháng (Quý) và Bảng kê đầu ra, đầu vào tương ứng

2. - Giấy nộp tiền ngân sách của các loại thuế: Thuế GTGT, thuế môn bài, thuế TNDN, .)

3. - Thông báo phát hành hóa đơn, Hợp đồng đặt in hóa đơn

4. - Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

5. - Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN các năm quyết toán

6. - Bảng tính giá thành + Bảng đăng ký định mức từng thời điểm của từng loại SP

* Cách kiểm tra hồ sơ thuế:

-    Kiểm tra lại số trên bảng kê đã khớp với số trên tờ khai thuế GTGT theo tháng (Quý) chưa? Kiểm tra doanh thu đã khớp với các chỉ tiêu bán ra chưa?

-    Hóa đơn đã sắp xếp theo bảng kê chưa? Hóa đơn đã đầy đủ theo bảng kê chưa? Thiếu hoặc sai thì ghi chú lại để kiểm tra

-    Kiểm tra Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giữa các Quý xem đã khớp nhau chưa? Các hóa đơn “Xóa bỏ” có đầy đủ các liên chưa?

-    Xem lại tờ khai Quyết toán thuế TNDN điều chỉnh tăng, giảm chi phí doanh thu gì không? Ghi chú lại từng năm nếu có phát sinh để giải trình

-    Kiểm tra số dư TK 133 trên CĐKT có khớp với số dư thuế GTGT được khấu trừ chuyển kỳ sau trên tờ khai thuế GTGT tháng hoặc quý cuối cùng của năm chưa? Nếu có chênh lệch thì tìm nguyên nhân và ghi chú lại để giải trình.

📗Bộ 03. Hồ sơ lương:

1. - Tờ khai khấu trừ thuế TNCN

2. - Tờ khai Quyết toán thuế TNCN các năm quyết toán

3. - Cam kết 02 - Uỷ quyền quyết toán (nếu có)

4. - Hợp đồng lao động.

5. - Chứng từ khấu trừ thuế tncn cấp cho người lao động (nếu có)

6. - Bảng lương từng tháng, bảng chấm công

7. - Quyết định tăng lương, quyết định thưởng

* Cách kiểm tra hồ sơ lương:

-    Kiểm tra xem các hợp đồng lao động đã đầy đủ hay chưa? Thiếu hợp đồng lao động của những ai thì ghi chú lại để bổ sung.

-    Các khoản lương, thưởng, phụ cấp... đã thể hiện rõ trong Hợp đồng lao động, Quy chế của công ty hay chưa?

-    Những khoản chi trả lương bằng tiền mặt có đầy đủ chữ ký của người lao động hay chưa?

-    Các Quyết định tăng lương, thưởng trong năm đã đầy đủ chưa? Ghi chú lại nếu thiếu thì bổ sung.

📗Bộ 4. Hồ sơ của khoản vay:

1. - Hợp đồng vay

2. - Khế ước nhận nợ (kèm các hoá đơn photo của nhà cung cấp mà công ty vay để trả, hợp đồng mua bán hàng hoá)

* Cách kiểm tra hồ sơ khoản vay:

-    Kiểm tra các khoản vay phát sinh trong năm có đầy đủ hợp đồng không, đủ khế ước nhận nợ không;

-    Chi phí lãi vay có phải vốn hóa hay tính được tính chi phí được trừ hết không? (lưu ý xem lại phần tiền mặt và vốn điều lệ)

-    Các khoản lãi vay cho các hợp đồng trả lãi cuối kỳ có được trích trước chi phí lãi vay vào chi phí trong kỳ chưa?

📗Bộ 5. Hồ sơ các khoản công nợ:

1. - Hợp đồng kinh tế đầu vào, đầu ra

2. - Phụ lục hợp đồng kinh tế

3. - Biên bản đối chiếu công nợ.

* Cách kiểm tra hồ sơ các khoản công nợ:

-    Kiểm tra xem đã có đủ hợp đồng kinh tế hay chưa? Không yêu cầu có hết nhưng phải có của những khách hàng, nhà cung cấp lớn hoặc số dư lớn?

-    Những khách hàng ứng trước tiền hàng kiểm tra xem hợp đồng có điều khoản ứng trước hay không?

-    Những khách hàng có biên bản đối chiếu công nợ đã khớp với số dư trên sổ kế toán hay chưa?

📗Bộ 06. Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng:

1. - Hồ sơ gồm: Số quỹ; Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng; Phiếu thu, chi, chứng từ NH

2. - Kiểm tra xem sổ quỹ có bị âm thời điểm hay không?

3. - Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng đã khớp với sao kê ngân hàng chưa?

4. - Phiếu thu , chi tiền mặt đã hợp lý, hợp lệ chưa?

📗Bộ 07. Hàng tồn kho hồ sơ gồm: Tổng hợp nhập xuất tồn; Phiếu nhập kho, xuất kho; Sổ chi tiết vật tư.

* Cách kiểm tra:

-    Số liệu trên bảng NXT có khớp với trên bảng CĐPS hay không?

-    Kiểm tra toàn bộ phiếu nhập, xuất kho đã có đầy đủ chữ ký hay chưa? (Chứng từ kèm theo gồm: Yêu cầu mua hàng, Phiếu nhập, hoá đơn, Phiếu xuất kho hoặc biên bản bàn giao của bên bán, biên nghiệm thu chất lượng vật tư, yêu cầu mua hàng, chứng từ thanh toán).

📗Bộ 08. Tài sản cố định hồ sơ: Bảng tính khấu hao TSCĐ; Biên bản nghiệm thu, bàn giao TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản nghiệm thu tài sản cố định, biên bản nghiệm thu đánh giá chất lượng ts. Hoá đơn.

* Cách kiểm tra:

-    Kiểm tra lại số phân bổ trong năm trên sổ kế toán (PS Có TK 214) và trên bảng tính khấu hao đã khớp nhau hay chưa?

-    Các TSCĐ phát sinh tăng đã đầy đủ hồ sơ, hóa đơn chứng từ hợp lệ chưa?

-    TSCĐ giảm trong kỳ đã có biên bản thanh lý chưa? (hồ sơ thanh lý gồm biên bản họp - quyết định - biên bản đánh giá lại tài sản, biên bản thanh lý ts.

📗Bộ 09. Công cụ dụng cụ hồ sơ: Bảng tính phân bổ CDDC hoá đơn chứng từ.

* Cách kiểm tra:

-    Kiểm tra xem Phát sinh bên Nợ đã khớp với giá trị những tài sản tăng trong năm trên bảng tính phân bổ hay chưa?

-    Phát sinh Có TK 242 đã khớp với bảng tính phân bổ hay chưa?

📗Bộ 10. Các khoản thanh toán trên 20tr: Hóa đơn có giá trị trên 20 triệu và thanh toán tiền mặt trên 20 triệu

* Cách kiểm tra:

-    Photo các hóa đơn trên 20 triệu kẹp cùng UNC để giải trình với cơ quan thuế nếu được hỏi.

-    Kiểm tra xem TK 111 có những nghiệp vụ chi trả cho nhà cung cấp hoặc đối ứng với TK Chi phí, Hàng tồn kho có vượt quá 20 triệu không?

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Kế toán cần chuẩn bị gì để tiếp đoàn thanh tra? -> Xem tại đây

Hướng dẫn tra cứu Giấy nộp tiền trên Thuế điện tử

Chức năng này cho phép người nộp thuế tra cứu danh sách Giấy nộp tiền đã lập trên hệ thống, các bước thực hiện như sau:

👉 Bước 1: Truy cập link thuế điện tử, vào phân hệ "Doanh nghiệp"

👉 Bước 2: Chọn “Doanh nghiệp”, sau đó chọn tiếp “Đăng nhập” 

👉 Bước 3: Nhập thông tin đăng nhập hệ thống

-    Tên đăng nhập: MST (MST: Mã số thuế của Doanh nghiệp)
-    Mật khẩu: Là mật khẩu đang dùng đăng nhập vào hệ thống iHTKK
-    Tên đăng nhập tồn tại trong hệ thống và mật khẩu phải trùng khớp với mật khẩu trong hệ thống. Nếu tên đăng nhập và mật khẩu không đúng hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo.

👉 Bước 4: Nhấn nút “Đăng nhập”

-> Hệ thống hiển thị màn hình giao diện trang chủ Etax: Cung cấp các chức năng cho tài khoản sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử: Quản lý tài khoản, Khai thuế, Hoàn thuế, Tra cứu

👉 Bước 5: Chọn menu “Nộp Thuế", sau đó chọn tiếp "Tra cứu giấy nộp tiền" -> Hệ thống hiển thị màn hình "Tra cứu giấy nộp tiền"

👉 Bước 5: Nhập thông tin tra cứu giấy nộp tiền
-    Mã giao dịch: mã giao dịch được sinh ra khi nộp giấy nộp tiền thành công tới CQT
-    Mã số thuế người nộp
-    Số giấy nộp tiền: số giấy nộp tiền do cơ quan thuế sinh
-    Ngày lập GNT từ ngày: Ngày lập GNT, hệ thống tự động hiển thị ngày hiện tại, không được phép để trống
-    Ngày lập GNT Đến ngày
-    Ngày gửi GNT từ ngày
-    Ngày gửi GNT Đến ngày
-    Trạng thái: các trạng thái của chứng từ
-    Số chứng từ ngân hàng: Số chứng từ do ngân hàng sinh ra
-    Số tài khoản
-    Ngân hàng: Danh mục các ngân hàng
-    Lưu ý: "Từ ngày" có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng "Đến ngày"

👉 Bước 6: Nhấn nút “Tra cứu” -> Hệ thống thực hiện truy vấn dữ liệu theo điều kiện tra cứu và hiển thị kết quả lên lưới dữ liệu
-    Trường hợp, GNT thuộc trạng thái “Đã lập GNT” sẽ hiển thị các chức năng “Xóa”, “Chi tiết”, “Tải về”, “Thông báo”
-    Trường hợp, GNT thuộc các trạng thái còn lại sẽ hiển thị các chức năng “Chi tiết”, “Tải về”, “Thông báo”
-    Nhấn “Xoá”  -> Hệ thống hiển thị thông báo xác nhận: “Bạn có chắc chắn thực hiện xóa GNT này không?” với 2 tùy chọn “OK” và “Cancel”
    +    Nhấn “OK”: hệ thống thực hiện xóa GNT khỏi hệ thống và thông báo kết quả thực hiện cho NNT
    +    Nhấn “Cancel”: hệ thống đóng màn hình xác nhận và dừng thực hiện chức năng xoá GNT
-    Nhấn “Chi tiết” -> Cho phép NNT xem thông tin chi tiết GNT được chọn và cho phép điều hướng thực hiện các tác vụ để xử lý hoặc hoàn thành việc nộp GNT
-    Trường hợp GNT ở trạng thái “Đã lập GNT” -> Hệ thống hiển thị tất cả các chức năng cho phép thực hiện: Sửa, Xóa, Trình ký, Ký và nộp, In GNT, Quay lại
-    Trường hợp GNT ở trạng thái “Đã trình ký” -> Hệ thống hiển thị các chức năng cho phép thực hiện: Sửa, Xoá, Ký và nộp, In GNT, Quay lại
-    Trường hợp GNT ở các trạng thái còn lại -> Hệ thống hiển thị các chức năng cho phép thực hiện: In GNT, Quay lại
-    Nhấn “Tải về” -> Hệ thống hiển thị màn hình cho phép NNT lưu file GNT dạng XML về máy tính -> NNT chọn thư mục lưu file và thực hiện lưu file
-    Nhấn “Kết xuất” ->  Hệ thống thực hiện kết xuất danh sách dữ liệu kết quả tra cứu ra file excel. Đồng thời, hiển thị màn hình chức năng cho phép NNT lưu file xuống máy tính -> NNT chọn thư mục lưu file và thực hiện lưu file
-    Nhấn “Thông báo” -> Trường hợp GNT ở trạng thái “Đã lập GNT”, “Đã trình ký”: hệ thống hiển thị thông báo “Giấy nộp tiền này chưa có thông báo”
Trường hợp GNT ở các trạng thái còn lại: hệ thống hiển thị chi tiết thông báo liên quan tới GNT tương ứng

Trên đây là các bước thực hiện để tra cứu trạng thái giấy nộp tiền trên trang Thuế điện tử

Video hướng dẫn:  Đang cập nhật ...
📞Trường hợp gặp lỗi, các bạn tham khảo link này hoặc liên hệ trực tiếp Ms. Liên (Zalo/Face) để được hỗ trợ 24/7.
Chúc các bạn thành công!





Hướng dẫn phê duyệt giấy nộp tiền trên Thuế điện tử

Chức năng "Phê duyệt giấy nộp tiền" dùng khi người lập giấy nộp tiền đã thực hiện bước Trình ký (xem tại đây) -> Người giữ chữ ký số vào chức năng này để phê duyệt giấy nộp tiền, thực hiện theo các bước sau:

👉 Bước 1: Truy cập link thuế điện tử, vào phân hệ "Doanh nghiệp"

👉 Bước 2: Chọn “Doanh nghiệp”, sau đó chọn tiếp “Đăng nhập” 

👉 Bước 3: Nhập thông tin đăng nhập hệ thống

-    Tên đăng nhập: MST (MST: Mã số thuế của Doanh nghiệp)
-    Mật khẩu: Là mật khẩu đang dùng đăng nhập vào hệ thống iHTKK
-    Tên đăng nhập tồn tại trong hệ thống và mật khẩu phải trùng khớp với mật khẩu trong hệ thống. Nếu tên đăng nhập và mật khẩu không đúng hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo.

👉 Bước 4: Nhấn nút “Đăng nhập”

-> Hệ thống hiển thị màn hình giao diện trang chủ Etax: Cung cấp các chức năng cho tài khoản sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử: Quản lý tài khoản, Khai thuế, Hoàn thuế, Tra cứu

👉 Bước 5: Chọn menu “Nộp Thuế”, sau đó chọn tiếp “Phê duyệt giấy nộp tiền” -> Hệ thống hiển thị màn hình Danh sách giấy nộp tiền đã trình ký

👉 Bước 6: Chọn Giấy nộp tiền cần phê duyệt, chọn “Hiển thị” -> Hệ thống hiển thị màn hình chi tiết giấy nộp tiền

-    NNT xem lại chi tiết giấy nộp tiền để kiểm tra lại thông tin trước khi phê duyệt
-    Nhấn "Quay lại" để quay lại danh sách giấy nộp tiền đã trình ký
-    Nhấn "In GNT" để in chi tiết GNT

👉 Bước 7:  Nhấn nút “Ký và nộp” cho phép NNT (người giữ chữ ký số) ký duyệt chứng từ -> Hệ thống hiển thị cửa số yêu cầu nhập mã PIN
-> Nhập mã PIN đúng và chọn nút “Chấp nhận”, hệ thống báo ký điện tử thành công và gửi GNT tới cơ quan thuế

Trên đây là các bước thực hiện để phê duyệt giấy nộp tiền trên trang Thuế điện tử

Video hướng dẫn:  Đang cập nhật ...
📞Trường hợp gặp lỗi, các bạn tham khảo link này hoặc liên hệ trực tiếp Ms. Liên (Zalo/Face) để được hỗ trợ 24/7.
Chúc các bạn thành công!




Hướng dẫn lập giấy nộp tiền nộp thay cho mã số thuế khác trên Thuế điện tử

Chức năng Nộp thuế cho phép Người nộp thuế (NNT) lập và gửi Giấy nộp tiền (GNT) hoặc Giấy nộp tiền thay sang ngân hàng trên hệ thống eTax. Ngoài ra, hệ thống hỗ trợ chức năng Phê duyệt Giấy nộp tiền (GNT): NNT có thể phân quyền chức năng lập GNT và phê duyệt GNT cho các tài khoản khác nhau đảm bảo tính kiểm soát chặt chẽ việc nộp thuế khi NNT có nhu cầu.

Để lập giấy nộp tiền nộp thay cho 1 mã số thuế khác, Người nộp thuế thực hiện theo các bước sau:

👉 Bước 1: Truy cập link thuế điện tử, vào phân hệ "Doanh nghiệp"

👉 Bước 2: Chọn “Doanh nghiệp”, sau đó chọn tiếp “Đăng nhập” 

👉 Bước 3: Nhập thông tin đăng nhập hệ thống

-    Tên đăng nhập: MST (MST: Mã số thuế của Doanh nghiệp)
-    Mật khẩu: Là mật khẩu đang dùng đăng nhập vào hệ thống iHTKK
-    Tên đăng nhập tồn tại trong hệ thống và mật khẩu phải trùng khớp với mật khẩu trong hệ thống. Nếu tên đăng nhập và mật khẩu không đúng hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo.

👉 Bước 4: Nhấn nút “Đăng nhập”

-> Hệ thống hiển thị màn hình giao diện trang chủ Etax: Cung cấp các chức năng cho tài khoản sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử: Quản lý tài khoản, Khai thuế, Hoàn thuế, Tra cứu

👉 Bước 5: Chọn menu “NộpThuế” -> Hệ thống hiển thị mặc định màn hình Lập giấy nộp tiền -> Chọn “Lập giấy nộp tiền nộp thay” -> Hệ thống hiển thị màn hình Lập giấy nộp tiền nộp thay



👉 Bước 6: Nhập đầy đủ thông tin trên màn hình lập giấy nộp tiền nộp thay

-    Thông tin người nộp thay: Đây là thông tin của người thực hiện đăng nhập và là người nộp thay cho MST khác

-    Mã số thuế nộp thay: Hiển thị mặc định MST đã đăng nhập hệ thống eTax

-    Tên người nộp thay: Hiển thị mặc định tên của MST đã đăng nhập hệ thống eTax

  Địa chỉ nộp thay: Hiển thị mặc định địa chỉ của MST đã đăng nhập hệ thống eTax

-    Đề nghị NH: Hiển thị danh sách ngân hàng mà MST đã đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử

-    Trích TK số: Hiển thị tài khoản ngân hàng tương ứng với NHTM đã chọn trong trường Đề nghị NH ở trên. Tài khoản này sẽ được trích nợ nộp NSNN

-    Thông tin người thụ hưởng: Đây là thông tin của MST nộp NSNN và được nộp thay bởi MST đăng nhập ở trên

-    Mã số thuế: Nhập MST được nộp thay (MST thụ hưởng)

-    Tên người nộp thuế: Hệ thống tự động hiển thị tên người nộp thuế tương ứng với MST thụ hưởng được nhập ở trên

-    Địa chỉ: Hệ thống tự động hiển thị địa chỉ của MST thụ hưởng được nhập

-    Tỉnh/Tp: Hệ thống hiển thị Tỉnh/TP theo cơ quan quản lý thu của MST thụ hưởng

-    Cơ quan quản lý thu: Hệ thống tự động hiển thị cơ quan thuế quản lý của MST thụ hưởng

-    Thông tin nơi phát sinh nguồn thu: Căn cứ dựa trên địa bàn hành chính của cơ quan thu và cho phép NNT chọn lại đến Quận/Huyện, Phường/Xã

-    Quận/Huyện: Hệ thống hiển thị danh mục huyện thuộc Tỉnh của cơ quan quản lý thu của MST thụ hưởng

  Phường/Xã: Hệ thống hiển thị danh mục xã/phường thuộc huyện đã chọn ở trên

  Chuyển cho KBNN: Hệ thống hiển thị danh mục KBNN thuộc tỉnh của cơ quan quản lý thu của MST thụ hưởng

-    Ghi thu vào NSNN (TK 7111), Thu hồi hoàn (TK 3121), Thu hồi hoàn (8991)

-     Mã NDKT: Nhập/Chọn mã nội dung kinh tế cho khoản nộp NSNN

-    Nội dung các khoản nộp NSNN: Hiển thị tên nội dung khoản nộp tương ứng với Mã NDKT đã nhập

-    Mã chương: Hiển thị mã chương tương ứng của MST thụ hưởng, mã chương được phép sửa cho một số khoản nộp đặc biệt theo yêu cầu

-    Kỳ thuế: NNT nhập kỳ thuế không được lớn hơn kỳ hiện tại, và tự động định dạng theo mm/yyyy

-    Ghi chú: Nhập nội dung ghi chú tương ứng với từng khoản nộp

Lưu ý: Lập giấy nộp tiền thay không cho phép truy vấn số thuế

 👉 Bước 7: Nhấn nút “Hoàn thành”: Sau khi nhập đầy đủ thông tin, NNT nhấn nút “Hoàn thành” để hoàn tất việc lập giấy nộp tiền -> Hệ thống kiểm tra thông tin nhập vào:

-    Nếu các thông tin kiểm tra không hợp lệ, hệ thống thông báo trực tiếp trên màn hình cho NNT lỗi để NNT thực hiện sửa lại

-    Nếu nội dung GNT vượt quá giới hạn 210 ký tự thì hệ thống cảnh báo

-    Nếu thông tin hợp lệ, hệ thống hiển thị màn hình “Chi tiết giấy nộp tiền”

-> NNT có thể thực hiện các chức năng: Sửa, Xóa, Trình ký, Ký và nộp; In GNT giống như thực hiện tại màn hình lập giấy nộp tiền (Xem tại đây)

Trên đây là các bước thực hiện để lập giấy nộp tiền nộp thay trên trang Thuế điện tử

Video hướng dẫn:  Đang cập nhật ...
📞Trường hợp gặp lỗi, các bạn tham khảo link này hoặc liên hệ trực tiếp Ms. Liên (Zalo/Face) để được hỗ trợ 24/7.
Chúc các bạn thành công!


Hướng dẫn lập giấy nộp tiền trên Thuế điện tử

Chức năng Nộp thuế cho phép Người nộp thuế (NNT) lập và gửi Giấy nộp tiền (GNT) hoặc Giấy nộp tiền thay sang ngân hàng trên hệ thống eTax. Ngoài ra, hệ thống hỗ trợ chức năng Phê duyệt Giấy nộp tiền (GNT): NNT có thể phân quyền chức năng lập GNT và phê duyệt GNT cho các tài khoản khác nhau đảm bảo tính kiểm soát chặt chẽ việc nộp thuế khi NNT có nhu cầu.

Để lập giấy nộp tiền, Người nộp thuế thực hiện theo các bước sau:

👉 Bước 1: Truy cập link thuế điện tử, vào phân hệ "Doanh nghiệp"

👉 Bước 2: Chọn “Doanh nghiệp”, sau đó chọn tiếp “Đăng nhập” 

👉 Bước 3: Nhập thông tin đăng nhập hệ thống

-    Tên đăng nhập: MST (MST: Mã số thuế của Doanh nghiệp)
-    Mật khẩu: Là mật khẩu đang dùng đăng nhập vào hệ thống iHTKK
-    Tên đăng nhập tồn tại trong hệ thống và mật khẩu phải trùng khớp với mật khẩu trong hệ thống. Nếu tên đăng nhập và mật khẩu không đúng hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo.

👉 Bước 4: Nhấn nút “Đăng nhập”

-> Hệ thống hiển thị màn hình giao diện trang chủ Etax: Cung cấp các chức năng cho tài khoản sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử: Quản lý tài khoản, Khai thuế, Hoàn thuế, Tra cứu

👉 Bước 5: Chọn menu “NộpThuế” -> Hệ thống hiển thị mặc định màn hình Lập giấy nộp tiền

👉 Bước 6: Nhập đầy đủ thông tin giấy nộp tiền

-    Mã số thuế: hệ thống tự động hiển thị mã số thuế của tài khoản đang đăng nhập và không cho phép sửa

-    Tên người nộp thuế: Hệ thống tự động hiển thị tên người nộp thuế theo thông tin của tài khoản đang đăng nhập và không cho phép sửa

-    Địa chỉ: Hệ thống tự động hiển thị theo thông tin của tài khoản đang đăng nhập và không cho phép sửa

-    Đề nghị NH: Hiển thị danh sách ngân hàng mà NNT đăng ký, hệ thống yêu cầu NNT phải chọn một ngân hàng cụ thể

-    Trích tài khoản số: Danh sách tài khoản liên kết với ngân hàng của NNT, hệ thống yêu cầu NNT phải chọn một tài khoản cụ thể

-    Tỉnh/TP: Cho phép chọn lại trong danh sách tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước, mặc định lấy theo tỉnh, thành phố của Cơ quan thuế mà NNT trực thuộc, cho phép NNT chọn lại nhưng không được phép để trống

-    Cơ quan quản lý thu: Bao gồm danh sách Cơ quan thu thuộc địa bàn tỉnh, thành phố đã chọn. Hiển thị theo định dạng mã cơ quan thu-tên cơ quan thu

-    Thông tin nơi phát sinh nguồn thu: Căn cứ dựa trên địa bàn hành chính của cơ quan thu và cho phép NNT chọn lại đến Quận/Huyện, Phường/Xã.

-    Quận/Huyện: Mặc định lấy theo địa bàn cơ quan thu là Chi cục. Cho phép NNT chọn trong danh sách Quận/Huyện thuộc địa bàn tỉnh, thành phố của cơ quan thu đã chọn

-    Phường/Xã: Cho phép NNT chọn trong danh mục phường/xã thuộc Quận/Huyện đã chọn. - Chuyển cho KBNN: Danh mục tất cả các kho bạc nhà nước cơ quan thu đã chọn, mặc định lấy theo địa bàn hành chính CQT của NNT, cho phép NNT chọn lại

-    Nộp vào NSNN: Cho phép NNT chọn 1 trong 2 loại tài khoản: Nộp vào NSNN (TK7111), Thu hồi hoàn (TK8993)

-    Thông tin loại thuế: Danh sách thuế nội địa hoặc thuế trước bạ:

    +    Nhấn nút “Truy vấn số thuế PN”: chức năng tham khảo

        Hệ thống thực hiện kiểm tra thông tin “Cơ quan quản lý thu” và lấy thông tin chi tiết các khoản nợ thuế của NNT từ hệ thống sổ thuế của Cơ quan Thuế đã được lọc theo “Cơ quan quản lý thu” và hiển thị chi tiết lên màn hình lưới dữ liệu “Chi tiết khoản nộp” các khoản nộp ngân sách nhà nước gồm: STT; Nội dung các khoản nộp NSNN; Số tiền; Mã NDKT; Mã chương; Kỳ thuế.

    ✔    Hoặc Người nộp thuế có thể nhập trực tiếp các khoản nộp NSNN, số tiền, mã NDKT, mã chương và số tiền phải nộp ở phần lưới dữ liệu "Chi tiết khoản nộp"

    +    Nhấn nút “-” để tra cứu mã NDKT nếu NNT muốn tìm kiếm

    ✔    Hệ thống hiển thị màn hình Tra cứu danh mục NDKT

    ✔    NNT chọn mục NDKT cần tra cứu -> Nhấn nút "Tra cứu" -> Hệ thống kiểm tra và hiển thị danh sách kết quả phù hợp với điều kiện tra cứu

-    Lưu ý:

    +    Bắt buộc phải ít nhất một dòng khoản nộp. Trong đó, thông tin nội dung kinh tế, kỳ thuế, mã NDKT, mã chương, số tiền không được để trống
    +    Nhấn “Thêm dòng”: Hệ thống chèn thêm một dòng trống thông tin kho vào phía dưới dòng hiện tại
    +    Nhấn “Xóa dòng": Hệ thống xóa bỏ dòng được chọn khỏi lưới dữ liệu: Hệ thống xóa hết dữ liệu đã nhập trên giấy nộp tiền
    +    Lưu thông tin giấy nộp tiền?: Hệ thống lưu các thông tin đã nhập trên giấy nôp tiền

👉 Bước 7: Nhấn nút "Hoàn thành"
Sau khi nhập đầy đủ thông tin, NNT nhấn nút "hoàn thành" để hoàn tất việc lập giấy nộp tiền
-    Hệ thống kiểm tra thông tin nhập vào:
    +    Nếu các thông tin kiểm tra không hợp lệ -> hệ thống hiển thị thông báo trực tiếp trên màn hình cho NNT lỗi để NNT thực hiện sửa lại
    +    Nếu nội dung GNT vượt quá giới hạn 210 ký tự thì hệ thống cảnh báo
    +    Nếu thông tin hợp lệ, hệ thống hiển thị màn hình "Chi tiết giấy nộp tiền"
-> NNT xem lại chi tiết giấy nộp tiền để kiểm tra lại thông tin đã đúng hay chưa:
    ✔    Nhấn nút "Sửa" quay về màn hình nhập giấy nộp tiền để sửa lại thông tin
    ✔    Nhấn nút "Xóa" để xóa giấy nộp tiền vừa lập
    ✔    Nhấn nút "In GNT" để in chi tiết GNT

👉 Bước 8: Nhấn nút "Trình ký"
-    Trường hợp người lập GNT có chữ ký số để ký GNT thì bỏ qua bước này, chuyển sang bước 9
-    Trường hợp người lập GNT không có chữ ký số mà phải trình qua 1 người khác (người giữ chữ ký số) thì thực hiện bước này để chuyển giấy nộp tiền vào trạng thái chờ ký - Cho phép NNT thực hiện trình GNT đã được lập thành công tới người ký duyệt chứng từ (người giữ chữ ký số)
-> Hệ thống hiển thị thông báo “Chờ phê duyệt và ký nộp!”. Nhấn kết thúc để hoàn thành.
👉 Bước 9: Nhấn nút "Ký và nộp"
-    Trường hợp người lập GNT có chữ ký số để ký GNT:
    +    Cho phép NNT thực hiện ký và nộp GNT đã được thành lập thành công
       Hệ thống hiển thị cửa sổ yêu cầu nhập mã PIN
-> Nhập mã PIN đúng và chọn nút “Chấp nhận”, hệ thống thông báo ký điện tử thành công và gửi GNT tới Cơ quan thuế.
-    Trường hợp người lập GNT không có chữ ký số mà phải trình qua 1 người khác (người giữ chữ ký số) thì người giữ chữ ký số thực hiện bước Phê duyệt giấy nộp tiền (tại đây) trước khi ký giấy nộp tiền gửi lên.

Trên đây là các bước thực hiện để lập giấy nộp tiền trên trang Thuế điện tử

Video hướng dẫn:  Đang cập nhật ...
📞Trường hợp gặp lỗi, các bạn tham khảo link này hoặc liên hệ trực tiếp Ms. Liên (Zalo/Face) để được hỗ trợ 24/7.
Chúc các bạn thành công!



 

Đăng ký nhận khuyến mãi

Liên hệ hỗ trợ

Zalo/Face: 0911 799 008

Email us: cks24h.com@gmail.com

Sản phẩm