17 loại chi phí sẽ bị loại khi thanh tra Thuế

👉1.    Không đánh giá tỷ giá các khoản tiền, phải thu phải trả có gốc ngoại tệ khi làm báo cáo tài chính

👉2.    Đánh giá lại tỷ giá các khoản tiền ứng trước (trả trước cho người bán, khách hàng ứng trước), bản chất những khoản này phải trả lại bằng hàng chứ không phải bằng tiền nên không phải đánh giá

👉3.    Không sang tên đổi chủ khi nhận tại sản là xe ô tô mà chủ sở hữu góp vốn ---> Khấu hao sẽ bị loại

👉4.    Không trích nộp kinh phí công đoàn 2%

👉5.    Không kê khai tính thuế nhà thầu đối với các trường hợp sử dụng dịch vụ do bên nước ngoài cung cấp (Google, FB, Booking...)

👉6.    Thanh toán các hóa đơn từ 20 triệu đồng bằng tiền mặt

👉7.    Số dư tiền mặt lớn, tồn ảo trong khi công ty phát sinh chi phí lãi vay

👉8.    Không xuất hóa đơn trong trường hợp nhận tiền ứng trước đối với lĩnh vực dịch vụ, bất động sản

👉9.    Không vốn hóa chi phí lãi vay đối với khoản vay phục vụ cho hoạt động đầu tư

👉10.    Không sử dụng mẫu tờ khai thuế GTGT mẫu 02 đối với VAT của dự án đầu tư

👉11.    Thuê nhà của cá nhân lớn hơn 100 triệu/1 năm mà không có chứng từ nộp thuế môn bài, TNCN từ người cho thuê -> Chi phí thuê nhà bị loại

👉12.    Chi phí thuê kho bãi khác tỉnh mã không làm đủ thủ tục đăng ký chi nhánh (Nếu không khéo xử lý giải trình)

👉13.    Các mặt hàng doanh thu bé hơn giá vốn -> Cán bộ thuế lọc ra yêu cầu xuất toán

👉14.    Các khoản dư có 331 – Cho các đối tượng nhà cung cấp mà không khợp với thời gian hạn thanh toán trong hợp đồng (Hay hiểu là quá hạn thanh toán mà vẫn treo dư có 331)

👉15.    Dư có 131- Không giải trình được khoản tạm ứng sẽ bị xuất truy thu doanh thu và GTGT ghi nhận thêm nộp phạt

👉16.    Chi phi tiền lương mà nhân viên làm việc 2 nơi – Không chứng minh được nhân viên thực sự làm việc bên mình thì chi phí lương sẽ bị loại

👉17.    Chi phí NVL vượt định mức tiêu hao

Chế độ nghỉ phép năm từ 2021: 04 điểm mới NLĐ phải biết

Dưới đây là tổng hợp điểm mới về chế độ nghỉ phép năm từ 2021 của người lao động được quy định tại Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP:


💦NLĐ làm chưa đủ 01 tháng vẫn có thể có ngày nghỉ phép năm

💦Chính sách lao động – tiền lương, BHXH, BHYT có hiệu lực từ 01/01/2021

💦Điểm mới về chế độ nghỉ phép năm từ 2021 của người lao động

💦Điểm mới về chế độ nghỉ phép năm từ 2021 của người lao động

1. Ngày nghỉ phép năm từ 2021

Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, quy định nghỉ hằng năm với NLĐ như sau:

-    NLĐ làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    +    12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    +    14 ngày làm việc đối với NLĐ chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Hiện hành, điểm b khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động 2012 quy định người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt cũng được hưởng 14 ngày).

    +    16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Hiện hành, tại điểm c khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động 2012 quy định này áp dụng với cả đối tượng NLĐ làm việc tại nơi có có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt).

-    NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

-    Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

-    Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

-    NLĐ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

-    Khi nghỉ hằng năm, nếu NLĐ đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

2. Về thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ phép năm

Theo quy định tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, có 10 khoảng thời gian được tính là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ phép năm, cụ thể:

-    Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.

-    Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

-    Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.

-    Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.

-    Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

-    Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.

-    Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

-    Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.

(Hiện hành, tại khoản 8 Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP là thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn).

-    Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

-    Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.

(Bỏ nội dung "thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội" tại khoản 11 Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP).

3. Cách tính ngày nghỉ phép năm trong một số trường hợp đặc biệt

Tại Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, quy định cách tính ngày nghỉ phép năm trong một số trường hợp đặc biệt như sau:

-    Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.

-    Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.

(Nội dung mới bổ sung)

-    Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

(Nội dung mới bổ sung)

4. Tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ phép năm

Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm được quy định như sau:

-    Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm theo khoản 6 Điều 113 của Bộ luật Lao động do hai bên thỏa thuận.

-    Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những nghỉ hằng năm là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ phép năm.

(Hiện hành, khoản 2 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112;... là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc).

-    Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

(Hiện hành, tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm tại Điều 114 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
    +    Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm;

    +    Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc).

Trên đây là tổng hợp điểm mới về chế độ nghỉ phép năm từ 2021 của người lao động tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Cách xử lý khi hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế phát sinh sai sót

👉Trong quá trình khởi tạo hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế, có thể phát sinh những sai sót nhất định. Khi đó, tùy vào đối tượng phát hiện sai sót cũng như thời điểm phát hiện sai sót mà cần hướng xử lý thích hợp.

Xác định thời điểm để lập hóa đơn điện tử như thế nào?

📃Các trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ nội dung:

-    Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019 của Bộ Tài chính có quy định về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Theo đó, để xử lý các sai sót trên hóa đơn điện tử được chính xác thì trước hết kế toán cần xác định cụ thể 2 vấn đề sau:

Thứ nhất, đơn vị đang sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực hay không có mã xác thực của cơ quan thuế;

Thứ hai, khi phát hiện sai sót, hóa đơn điện tử đó đã được bên bán và bên mua kê khai thuế hay chưa.

-    Đối với trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế có sai sót:

    +    Nếu chưa gửi hóa đơn cho người mua, thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn; tiến hành lập hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. 

    +    Nếu như đã gửi cho người mua, mà phát hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế có sai sót thì xử lý như sau:

👉Một là, sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng mã số thuế không sai, các nội dung khác không sai, thì người bán thông báo cho người mua; thông báo với cơ quan thuế; đồng thời, không cần phải lập lại hóa đơn.

👉 Hai là, sai về mã số thuế, sai về các nội dung như số tiền ghi trên hóa đơn, thuế suất, tiền thuế, hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng. Trong tình huống này, người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, đồng thời thực hiện các công việc: Người bán thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hoá đơn điện tử và lập hóa đơn điện tử mới thay thế. Sau khi nhận được thông báo, cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế. Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế, rồi người bán gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã lại cho hóa đơn điện tử mới. 

📌Trường hợp, cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót thì cơ quan thuế lập thông báo báo ngay cho người bán về tình trạng sai sót để người bán kiểm tra. Trong 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo mẫu về việc hủy hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã lập bị sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn điện tử mới rồi gửi cho người mua.

Lưu ý, nếu người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo cho người bán về sai sót của hóa đơn đã được cấp mã để người bán thực hiện điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn. Hóa đơn điện tử có mã đã hủy không còn giá trị sử dụng, song vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.

25 công việc kế toán cần thực hiện cuối năm 2020

📌1. Đối chiếu công nợ

Nếu công nợ có sự chênh lệch cần tìm ra nguyên nhân chênh lệch: Do người mua hay người bán hạch toán thiếu. Cái này rất quan trọng bởi vì nếu hạch toán không kịp thời có thể gặp rủi ro về thuế.

📌2. Xác định công nợ phải thu khó đòi và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định

Quá hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng: 30%, từ 1 năm tới dưới 2 năm: 50%; từ 2 năm tới dưới 3 năm: 70%; từ 3 năm trở lên, trích lập đủ 100%. Hạch toán: Nợ TK 642/Có Tk 229.

📌3. Tài sản

Thực hiện các công tác kiểm kê tài sản. Nguyên tắc kiểm kê tại ngày 31/12. Tuy nhiên thực tế đơn vị có thể kiểm kê trước hoặc sau ngày 31/12, sau đó điều chỉnh theo số liệu theo thực tế phát sinh trong thời gian kiểm kê cho tới thời điểm kết thúc niên độ. Hầu hết các doanh nghiệp trên biên bản kiểm kê vẫn chốt số liệu kiểm kê là ngày 31/12 mặc dù thực tế có thể khác.

📌4. Xác định hàng tồn kho hư hỏng, giảm giá trị

Việc xác định hàng tồn kho hư hỏng, giảm giá trị nhằm để trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Bảng trích lập, xác định HTK giảm giá trị làm cơ sở trích lập phải chi tiết rõ Tài khoản, tên HTK, mã hàng. Thông thường đơn vị chi tiết ngay trên biên bản, báo cáo kiểm kê.

Hạch toán nợ 632/Có 229 (phần chênh lệch giữa số phải lập cuối năm với số đã trích lập)

📌5. Hồ sơ trích lập dự phòng HTK

Hồ sơ trích lập dự phòng HTK phải chặt chẽ theo TT 48, nếu không đáp ứng yêu cầu của TT 48 thì rủi ro bị loại trừ chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho là cao.

📌6. Xử lý chênh lệch giữa kiểm kê và sổ sách

📌7. Lưu ý số dư tiền mặt

Để xác định tính hợp lý của chi phí lãi vay: Nếu số dư tiền mặt lớn mà có phát sinh lãi vay thì khả năng bị loại trừ chi phí lãi vay

📌8. Đối chiếu xác nhận số dư ngân hàng

Nguyên tắc phải khớp. Hình thức đối chiếu có thể gửi thư xác nhận hoặc đối chiếu qua sổ phụ ngân hàng

📌9. Trích trước các khoản chi phí phải trả

Trích trước các khoản chi phí phải trả những khoản chi phí đã phát sinh nhưng chưa đủ chứng từ, chi phí lãi vay dự trả…). Bút toán: Nợ TK 6xx/Có TK 335. Sang năm có chứng từ thì hoàn lại Nợ 335/Có TK liên quan: 111,112,331…)

📌10. Hạch toán lãi dự thu nếu có khoản tiền gửi tiết kiệm, bút toán nợ TK 1388/Có TK 515

Sang năm nhận lãi hạch toán lại: Nợ 112/Có 138 rồi hạch toán thêm phần lãi chưa hạch toán dự thu, nợ 112/Có 515

📌11. Chạy phân bổ khấu hao, phân bổ TK 242 của tháng 12 (nếu bạn thống nhất phân bổ theo hàng tháng)

📌12. Chạy giá hàng tồn kho tháng/quý/năm: Tùy DN áp dụng nhất quán như thế nào thì chạy như thế đó

📌13. Đăng ký mã số thuế cá nhân cho những ai chưa đăng ký, hồ sơ người phụ thuộc (nếu có) để quyết toán thuế TNCN

Lưu ý cá nhân cư trú/không cư trú (không cư trú thường là người nước ngoài -> tham khảo TT 111 để rõ hơn về khái niệm cư trú và không cư trú); điều kiện ủy quyền quyết toán. Lưu ý đặc biệt: Cá nhân làm 2 nơi hoặc có nơi vãng lai nhưng nơi vãng lai chưa khấu trừ 10% hoặc tổng thu nhập bình quân nơi vãng lai trên 10 triệu/tháng thì không thuộc điều kiện ủy quyền quyết toán.

📌14. Đánh giá chênh lệch tỷ giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ như tiền, công nợ

Lưu ý không đánh giá các khoản ứng trước như dư có TK 131, dư nợ TK 331 (trừ khi hợp đồng kinh tế bị hủy ngang), sở dĩ TT 200 không quy định đánh giá các khoản số dư ứng trước là vì công nợ ứng trước không được hoàn trả bằng tiền mà là bằng hàng hóa và dịch vụ.

Nếu lỗ hạch toán: Nợ 413/Có 131, 331,111,112…

Nếu lãi hạch toán: Nơ 131,331,111,112/Có 413…Sau khi hạch toán xong xuôi, số dư 413 còn bao nhiêu thì hạch toán kết chuyển sang 515 hoặc 635. Lưu ý: Lãi/lỗ do đánh giá tiền và các khoản phải thu là không tính thuế nên khi quyết toán thuế TNDN cần tách rõ lãi/lỗ của khoản này ra khỏi lãi/lỗ của việc đánh giá số dư ngoại tệ phải trả.

📌15. Nộp tờ khai thuế tháng 12/2020 hoặc quý IV/2020

Hạn ngày 20/01 nếu khai tháng, ngày 30/01/2021 nếu kê theo quý: Thuế GTGT, TNCN, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, v.v…Việc xác định kê khai theo tháng hay quý các bạn lưu ý các từ khóa: Kỳ áp dụng 3 năm, Liên quan thuế GTGT ghi nhớ mốc 50 tỷ, liên quan thuế TNCN lưu ý mốc 50 triệu tiền thuế khấu trừ (tuy nhiên nếu thuế GTGT kê theo quý thì thuế TNCN chắc chắn kê khai tạm tính theo quý, khi Thuế GTGT kê khai theo tháng thì khi đó mới xét mốc 50 triệu)

📌16. Đầu năm 2021 nộp phí môn bài

Hạn nộp 30/01/2021, nếu từng nộp tờ khai một lần rồi thì giờ không cần nộp nữa nếu không có sự thay đổi về mức đóng.

📌17. Kết chuyển kết quả kinh doanh

Sử dụng TK 911: Bút toán: Nợ 511,515,711/Có 911; Nợ 911/Có 632,635,641,642,811…Phần dư còn lại trên 911 kết chuyển vể TK 421: Nguyên tắc các tài khoản từ loại 5 trở đi thì không có số dư cuối kỳ.

📌18. Xác định chi phí không hợp lý hợp lệ để đưa vào B4 khi quyết toán thuế TNDN

Nên tổng hợp thành một file excel lưu lại đề phòng sau này cần xem lại: Nhiều kế toán sau này thuế về kiểm tra yêu cầu cung cấp thì không biết trước đây mình đã loại trừ những chi phí gì -> Thiệt cho doanh nghiệp nếu cơ quan thuế loại trừ trùng lần nữa.

📌19. Xác định thu nhập miễn thuế, các khoản giảm trừ thu nhập tính thuế khác

Xác định thu nhập miễn thuế, các khoản giảm trừ thu nhập tính thuế khác như cổ tức, lãi chia từ lợi nhuận sau thuế khác, thu nhập từ đánh giá CLTG từ các khoản tiền và phải thu…(nên lưu file excel lại hoặc ghi rõ trong thuyết minh báo cáo tài chính)

📌20. Quyết toán thuế TNDN

Hạn 90 kể từ năm kết thúc năm tài chính, lưu ý đối với công ty có vốn FDI/đại chúng/niêm yết phải có Báo cáo kiểm toán. Hạch toán thuế: Nợ 821/Có 3334

📌21. Quyết toán thuế TNCN (hạn 90 kể từ năm kết thúc năm tài chính)

📌22. Làm Báo cáo Tài chính cho năm 2021

Với DN áp dụng theo TT 200: Bảng CĐKT, KQKD, LCTT, Thuyết minh, còn đối với DN Áp dụng TT 133 cần thêm Bảng CĐ tài khoản khi nộp cho cơ quan thuế, còn LCTT thì khuyến khích nhưng không bắt buộc)

📌23. Nộp các loại thuế sau khi trừ đi các khoản thuế đã tạm nộp trước, hạn nộp thuế cũng là hạn nộp tờ khai

Ví dụ VAT hạn nộp tờ khai ngày 20 tháng sau thì ngày 20 cũng là ngày cuối cùng phải nộp thuế, nếu nộp thuế sau ngày này sẽ bị phạt chậm nộp thuế.

📌24. Nộp các loại báo cáo, Thống kê khác nộp cho các cơ quan liên quan

📌25. Rà soát lại sổ sách

Các bút toán kết chuyển cuối kỳ các loại hình doanh nghiệp

I. Bút toán kết chuyển lỗ lãi đầu năm 

1. Nếu năm trước lỗ:    Nợ TK 4211    Có TK 4212

2. Nếu năm trước lãi:    Nợ TK 4212    Có TK 4211

II. Các bút toán kết chuyển cuối kỳ

1. Kết chuyển thuế GTGT theo quý, tháng

a. Bút toán kết chuyển thuế:    Nợ TK 33311    Có TK 1331

b. Bút toán nộp tiền thuế (nếu 33311 dư có):    Nợ TK 33311    Có TK 111;112

2. Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu (Nếu có):    Nợ TK 511    Có TK 511

3. Kết chuyển doanh thu thuần trong kỳ:    Nợ TK 511     Có TK 911

4. Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính :    Nợ TK 515     Có TK 911

5. Kết chuyển chi phí tài chính:    Nợ TK 911    Có TK 635

6. Kết chuyển giá vốn xuất bán trong kì :    Nợ TK 911    Có TK 632 

7. Kết chuyển chi phí bán hàng:    Nợ TK 911    Có TK 6421 

8. Kết chuyển chi phí quản lý:    Nợ TK 911    Có TK 6421 

9. Kết chuyển chi phí khác (nếu có):     Nợ TK 9111    Có TK 811

10. Kết chuyển thu nhập khác (nếu có):    Nợ TK 7111 = Sumif Nợ TK 7111    Có TK 911

11. Tạm tính thuế TNDN trong kỳ nếu có lãi:    Nợ TK 821    Có TK 3334

√ Khi nộp thuế TNDN ngân sách:    Nợ Tk 3334    Có TK 1111,1121

√ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm trên tờ khai quyết toán mẫu 03/TNDN nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp -> kế toán ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

12. Kết chuyển chi phí Thuế TNDN Phát sinh trong kỳ (nếu có) (Thực hiện cuối năm tài chính)

Nợ Tk 911    Có Tk 821

13. Bút toán kết chuyển lãi lỗ

Xác định chi phí thuế TNDN hiện hành theo công thức:

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế X Thuế suất thuế TNDN

Thu nhập tính thuế = Lợi nhuận kế toán trước thuế

-    Chi phí không được trừ theo luật thuế

-    Các khoản lỗ năm trước

-    Thu nhập miễn thuế

Trong đó: Lợi nhuận kế toán trước thuế = Doanh thu – Chi phí 

Nếu như Lợi nhuận kế toán trước thuế + chi phí không được trừ – TN miễn thuế < 0 –> Lỗ –> Doanh nghiệp không phải nộp thuế TNDN.

14. Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành TK 8211 vào TK 911 xác định lợi nhuận chưa phân phối

15. Nếu Doanh thu > Chi phí –> Lãi , kế toán hạch toán lợi nhuận chưa phân phối, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh    Có TK 4212 

16. Nếu Doanh thu < Chi phí –> Lỗ, kế toán hạch toán lợi nhuận chưa phân phối, ghi:

Nợ TK 4212     Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Lưu ý: Sau khi thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu và chi phí xác định kết quả kinh doanh trên tài khoản từ loại 5 đến tài khoản loại 9 Tổng số phát sinh bên Nợ và Tổng số phát sinh bên có bằng nhau –> Tài khoản từ lọai 5 đến loại 9 không còn số dư cuối kỳ.

Bộ cài Hóa đơn điện tử - Tổng hợp các nhà cung cấp

 🍒Sau khi mua phần mềm Hóa đơn điện tử, người sử dụng cần mở và chạy file bộ cài

🍍Mỗi nhà cung cấp lại có bộ cài riêng, dưới đây là tổng hợp bộ cài cập nhật mới nhất, các bạn click vào link để tải về nhé:

1. Bộ cài Hóa đơn điện tử CA2 - EInvoice - Công ty Cổ phần Công nghệ Thẻ Nacencomm: Chi tiết tại đây









Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh khuyến khích doanh nghiệp Chuyển đổi Hóa đơn giấy sang Hóa đơn điện tử

📌1. Khi nào doanh nghiệp cần làm thủ tục hủy hóa đơn giấy?

Xét về tính hiệu lực của Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì tại Điều 59 của Nghị định này quy định:

“1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022….

3. Bãi bỏ khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020”

Tổng cục Thuế và các cơ quan thuế địa phương vẫn đồng loạt khuyến khích doanh nghiệp chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử sớm để nhận được những lợi ích lâu dài.

👍TIẾT KIỆM: Tặng miễn phí 200 Hóa đơn cho doanh nghiệp mới phát hành

👍 AN TOÀN: Không xảy ra cháy, hỏng, mất hóa đơn. Tăng độ tin cậy cho hóa đơn của doanh nghiệp

👍 NHANH CHÓNG: Người mua tức thời nhận được hóa đơn, rút ngắn thời gian thu nợ

👍 LINH HOẠT: Phát hành, quản lý, báo cáo hóa đơn mọi lúc mọi nơi qua mạng

Như vậy, Doanh nghiệp có thể sử dụng song song hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử tới năm 2022 hoặc hủy hóa đơn giấy để áp dụng hóa đơn điện tử đem lại lợi ích lâu dài cho Doanh nghiệp.

Hiện nay có 1 số nhà cung cấp hóa đơn điện tử uy tín, các bạn có thể tham khảo:

1. Hóa đơn điện tử Ca2-Einvoice - Công ty Cổ phần Công nghệ Thẻ Nacencomm -> Báo giá tại đây

Phần mềm - Java

Để thao tác nghiệp vụ trên Trang Thuế điện tử hoặc Hải quan điện tử, Java là một trong những môi trường người nộp thuế cần cài đặt, tùy hệ điều hành của máy tính và trình duyệt sử dụng, bạn có thể cài các bản Java sau:

Java 7u3: Dùng trên thuế điện tử với trình duyệt Internet Explorer (Viết tắt: IE) (Trường hợp Đăng nhập thuế trên Chrome bị lỗi, khuyến khích chuyển sang dùng IE hoặc IE tab trên Chrome và cài Java 7u3) -> Tải tại đây

Java 8u211 (Khai Hải quan) -> Tải tại đây

Java 8u251 (Khai Hải quan)  -> Tải tại đây

Java 8u66 (Khai Hải quan) -> Tải tại đây

Trên hệ thống Hải quan, tùy máy sẽ thích hợp các bản Java khác nhau -> Sau khi tải Java về máy, các bạn thực hiện cài môi trường Khai Hải quan theo hướng dẫn sau:


Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt IE Tab trên Trình duyệt Chrome

Bị loại chi phí hóa đơn điện tử đầu vào khi quyết toán thuế và phương án xử lý?

I. LÝ DO VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI VIỆC BỊ LOẠI CHI PHÍ TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP SAU:

-    Hóa đơn điện tử đính kèm bảng kê giấy

-    Hóa đơn điện tử có ngày lập và ngày ký khác nhau trên file PDF (bản thể hiện) và XML (bản gốc) hoặc Giấy (bản chuyển đổi)

-    Hóa đơn điện tử file PDF (bản thể hiện), XML (bản gốc) không có ngày ký.

-    Một số trường hợp khác: Hóa đơn điện tử file PDF (bản thể hiện) ngày ký và ngày lập trùng nhau, XML (bản gốc) ngày lập ngày ký khác nhau. 

II. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ:

1. Hóa đơn điện tử đính kèm bảng kê giấy

-    Căn cứ pháp lý:

    +    Điều 3. Hóa đơn điện tử

"1. Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử."

=> Đầu tiên hóa đơn điện tử phải là dữ liệu hoàn thiện dạng điện tử, lưu trữ và gửi được bằng phương tiện điện tử. Do đó hóa đơn điện tử kèm theo bảng kê giấy là không hợp lệ do giấy không phải là dữ liệu điện tử.

+ Cục Thuế TP. Hà Nội và hầu hết các địa phương đều đã ra công văn hoặc trả lời về vấn đề này không hợp lệ. Các bạn tham khảo công văn số 83917/CT-TTHT ngày 24/12/2018.

+ Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh có công văn số 6054/CT-TTHT  ngày 13/06/2019 về việc cho phép hóa đơn điện tử đính kèm bảng kê.

=>Lưu ý: Hóa đơn điện tử cho phép đính kèm bảng kê (không phải bảng kê giấy) - bảng kê điện tử và ký điện tử thì hoàn toàn hợp lệ. Xem câu trả lời của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đăng tải chính thức trên website của Cục Thuế: http://www.hcmtax.gov.vn/index.php/cac-noi-dung-can-luu-y/http://www.hcmtax.gov.vn/index.php/cac-noi-dung-can-luu-y/

* KẾT LUẬN: Chỉ được đính kèm bảng kê điện tử có thể ký số được, ngoài ra bạn có thể ghi: Xuất hóa đơn theo đơn đặt hàng, theo hợp đồng, theo biên bản nghiệm thu, ...

2. Các trường hợp liên quan ngày ký và ngày lập

-    Hóa đơn điện tử có ngày lập và ngày ký khác nhau trên file PDF (bản thể hiện), XML (bản gốc) và Giấy (bản chuyển đổi)

-    Hóa đơn điện tử file PDF (bản thể hiện), XML (bản gốc) không có ngày ký.

-    Một số trường hợp khác: Hóa đơn điện tử file PDF (bản thể hiện) ngày ký và ngày lập trùng nhau XML (bản gốc) ngày lập ngày ký khác nhau. 

-    Căn cứ pháp lý:

    +    Hiện tại hóa đơn điện tử đang áp dụng theo TT số 32/2011/TT-BTC và TT số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn nghị định số 51/2010/NĐ-CP không có quy định rõ ràng hoặc bắt buộc về ngày lập hay ngày ký trên hóa đơn phải trùng nhau hoặc phải có ngày ký trên hóa đơn bảo gồm cả file PDF (bản thể hiện), XML (bản gốc).

    +    Tổng Cục Thuế có công văn số 3371/TCT-CS ngày 26/08/2019 phân biệt rõ 2 trường hợp theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, một số công văn khác do TCT trả lời doanh nghiệp hoặc Cục thuế đều chỉ nói đến việc kê khai hóa đơn theo ngày lập hóa đơn và không trả lời hóa đơn ngày ký ngày lập khác nhau có hợp lệ hay không, vì không có cơ sở pháp lý cho vấn đề này.

=> Lưu ý: Điều số 36 của Nghị Định 119 về điều khoản chuyển tiếp, ngoài ra hạ tầng của TCT chưa hoàn thiện nên các hóa đơn theo NĐ 119 này chưa đáp ứng được.

-> Sau khi bạn đưa dẫn chứng trên Đoàn kiểm tra sẽ vận dụng Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định về chữ ký số điện tử để yêu cầu hóa đơn điện tử phải có ngày ký, thứ 2 phải trùng nhau trích lục như sau:

"Điều 30. Dịch vụ cấp dấu thời gian

1. Dịch vụ cấp dấu thời gian là dịch vụ giá trị gia tăng để gắn thông tin về ngày, tháng, năm và thời gian vào thông điệp dữ liệu.

2. Dịch vụ cấp dấu thời gian được cung cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Việc cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian phải tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với dịch vụ cấp dấu thời gian.

3. Ngày, tháng, năm và thời gian được gắn vào thông điệp dữ liệu là ngày, tháng, năm và thời gian mà tổ chức cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian nhận được thông điệp dữ liệu đó và được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian.

4. Nguồn thời gian của các tổ chức cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian phải tuân theo các quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia."

=> Lưu ý: Nghị định này đang trong thời gian chuyển tiếp tại điều số 82 của Nghị định này, ngoài ra điều 30 cũng ghi rõ dịch vụ cấp dấu thời gian là dịch vụ giá trị gia tăng, có nghĩa khi nào có yêu cầu từ phía khách hàng các nhà cung cấp chứng thư số mới cung cấp dịch vụ này chứ không phải bắt buộc. Bạn yêu cầu đoàn kiểm tra đưa ra văn bản nào bắt buộc, nếu bắt buộc thì các nhà chứng thư số này phải làm rồi.

-> Đoàn tiếp tục tham chiếu đến Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định về chữ ký số để nêu quan điểm cái này đã bắt buộc từ 2007, trích lục như sau:

"Điều 28. Cấp dấu thời gian

1. Cấp dấu thời gian là việc gắn thông tin về ngày, tháng, năm và thời gian vào thông điệp dữ liệu.

2. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được quyền cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian. Việc cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian phải tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với dịch vụ cấp dấu thời gian.

3. Ngày, tháng, năm và thời gian được gắn vào thông điệp dữ liệu là ngày, tháng, năm và thời gian mà tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng nhận được thông điệp dữ liệu đó. Ngày, tháng, năm và thời gian được gắn vào thông điệp dữ liệu phải được ký số bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.

4. Ngày, tháng, năm và thời gian được gắn vào thông điệp dữ liệu tuân theo các quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này được pháp luật công nhận."

=> Lưu ý: Được quyền, có nghĩa là không cấm nhà cung cấp chứng thư số không được làm khi có nhu cầu từ khách hàng, chứ không bắt buộc phải có hay không.

Chuyển khoản từ tài khoản công ty sang tài khoản của giám đốc có được không?

Doanh nghiệp Ủy nhiệm chi chuyển tiền từ tài khoản công ty sang tài khoản cá nhân của giám đốc là nghiệp vụ thường xuyên xảy ra tại các doanh nghiệp. Vậy nghiệp vụ này có hợp lý không? Đây là băn khoăn của không ít các bạn làm kế toán trong các doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề đó.

Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp.

Theo hướng dẫn tại Điều 12. Tài khoản 111 – Tiền mặt

"2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 111 – Tiền mặt

Bên Nợ:

-    Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ nhập quỹ;

-    Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;

-    Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam);

-    Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo.”

Trường hợp công ty chuyển tiền cho giám đốc không có chứng từ hợp lý để chuyển khoản khoản tiền cho giám đốc vậy khoản chi này đối với chi phí của doanh nghiệp là không hợp lý theo hướng dẫn tại thông tư 96/2015/TT-BTC như sau:

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”

Như vậy trường hợp ủy nhiệm chi từ tài khoản công ty sang tài khoản cá nhân của GĐ và hạch toán ghi tăng tiền mặt trong doanh nghiệp bằng cách định khoản Nợ TK 111 làm tăng tiền mặt doanh nghiệp và Có TK 112 giảm tiền gửi ngân hàng nhưng trên thực tế khoản tiền mặt của doanh nghiệp tại quỹ không tăng vậy gây ra sự chênh lệch giữa tiền mặt tại quỹ và tiền mặt theo dõi trên sổ sách chứng từ kế toán. Kế toán phản ánh sai về nghiệp vụ kinh tế phát sinh điều này có thể gây tới trường hợp doanh nghiệp phải chịu phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không phản ảnh đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh Tại nghị định 105/2013/NĐ-CP

Cách khấu hao tài sản cố định đã qua sử dụng

Sau đây là những thông tin chi tiết:

-    Hướng dẫn khấu hao tài sản cố định đã qua sử dụng?

-    Cách phân bổ khấu hao đối với tài sản cố định đã qua sử dụng?

-    Cách tính khấu hao tài sản cố định đã qua sử dụng?

-    Thời gian khấu hao TSCĐ - lưu ý đối với TSCĐ đã qua sử dụng?

*** Căn cứ:

-    Điều 4 -Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 về Xác định nguyên giá của tài sản cố định

--> Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm được xác định theo công thức:

Nguyên giá tài sản cố định do mua sắm = Giá trị ghi trên hóa đơn - Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán (nếu có) + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử - Các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử + Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại); các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí + Chi phí khác (nếu có)

– Điều 07 - Thông tư 45/2018/TT-BTC ngày 07/05/2018 về Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình

1. Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 45/2013/TT-BTC ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.

2. Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được xác định như sau:

-- > Thời gian trích khấu hao của TSCĐ = Giá trị hợp lý của TSCĐ / Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường) x Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư này)

-- > Ví dụ: Công Ty TNHH Báo Cáo Tài Chính ABC mua xe ô tô củ của Công ty ABC 100.000.000đ, thuế GTGT 10%= 10.000.000đ

*****Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường) được xác định là: 1 tỷ đồng

*****Khung khấu hao thì phục lục I: Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/ 04/2013 của Bộ Tài chính)

D - Thiết bị và phương tiện vận tải

1. Phương tiện vận tải đường bộ: 6-10

2. Phương tiện vận tải đường sắt: 7-15

3. Phương tiện vận tải đường thuỷ: 7-15

4. Phương tiện vận tải đường không: 8-20

5. Thiết bị vận chuyển đường ống: 10-30

6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng: 6-10

7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác: 6- 10

---> Lựa chọn khung: 10 năm

--->Thời gian trích khấu hao của TSCĐ = 100.000.000/1.000.000.000 x 10 năm = 1 năm

---> Mức trích khấu hao 1 tháng là: 100.000.000/12= 8,333,333 đ

Cách xử lý 20 tình huống thường gặp về thuế Thu nhập doanh nghiệp

 🔥🔥🔥CÁCH XỬ LÝ 20 TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP VỀ THUẾ TNDN:

1. Tiền thuê tài sản của cá nhân không có hóa đơn

Hình thức thuê tài sản của cá nhân không có hóa đơn khá phổ biến hiện nay như: Thuê văn phòng; Thuê xe ô tô,… => Những khoản chi phí này vẫn được ghi nhận là Chi phí hợp lý mặc dù không có hóa đơn.

2. Chi phí cải tạo, sửa chữa văn phòng

Doanh nghiệp phát sinh chi phí cải tạo, sửa chữa Văn phòng (Văn phòng đi thuê) được quy định rõ trong Hợp đồng thuê là Bên đi thuê có trách nhiệm cải tạo, sửa chữa trong thời gian thuê => Chi phí cải tạo, sửa chữa lại Văn phòng này được hạch toán vào Chi phí hoặc Phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 03 năm.

(Công văn số 38267/CT-TTHT ngày 7/6/2017 của Cục Thuế TP. Hà Nội về chính sách thuế)

3. Tiền thưởng 30/4 & 1/5 cho nhân viên

Doanh nghiệp sẽ chi một khoản thưởng cho người lao động => Khoản Tiền thưởng lễ 30/4 & 1/5 vẫn được tính vào Chi phí hợp lý.

4. Các khoản chi phí lãi vay của ngân hàng, cá nhân

Chi phí lãi vay là khoản chi phí phát sinh khi Doanh nghiệp đi vay các khoản vay để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh => Đây là khoản Chi phí tài chính mà Doanh nghiệp phải bỏ ra; Nếu chi phí này đáp ứng đủ điều kiện thì được xem là chi phí hợp lý khi tính Thuế TNDN.

5. Về chi phí hàng hóa bị hư hỏng

- Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào Chi phí hợp lý.

- Hồ sơ chứng minh như sau:

+ Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do Doanh nghiệp lập.

+ Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (Nếu có).

+ Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (Nếu có).

6. Tiền thuê nhà cho người lao động

Doanh nghiệp trả thay tiền nhà cho người lao động mà khoản chi trả tiền nhà này thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Khoản trả thay tiền nhà phải được quy định rõ tại Hợp đồng lao động của cá nhân đó.

+ Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

7. Chi tiền học cho con của NLĐ nước ngoài

Trường hợp Doanh nghiệp có ký hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài, trong hợp đồng có GHI RÕ khoản chi tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông, được Doanh nghiệp chi trả không trái với quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công có đầy đủ hóa đơn, chứng từ thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu Thuế TNDN.

8. Các khoản chi lễ 8/3, 1/6, sinh nhật, sinh con, trung thu

Doanh nghiệp tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu Thuế TNDN. Nhưng các khoản này phải cộng vào các khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động để xác định mức được trừ cụ thể.

Lưu ý: Tổng số các khoản chi có tính chất phúc lợi nêu trên không vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế.

Căn cứ:

- Công văn số 158/TCT-CS ngày 12/1/2017

- Công văn số 5435/TCT-CS ngày 27/11/2017

9. Chi phí đào tạo cho nhân viên

- Trường hợp Doanh nghiệp có phát sinh chi phí thuê người nước ngoài dạy ngoại ngữ cho cán bộ, công nhân viên nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh thì được căn cứ vào Hợp đồng dịch vụ và Chứng từ thanh toán để tính vào chi phí hợp lý.

(Công văn số 7546/CT-TTHT ngày 10/8/2017 của Cục Thuế TP. HCM)

10. Chi phí mua sách cho nhân viên

- Khoản chi mua sách chuyên ngành cho nhân viên tham khảo để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên thì Khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu Thuế TNDN.

(Công văn số 2759/TCT-CS ngày 23/6/2017 của Tổng cục Thuế)

11. Mất tiền đặt cọc do vi phạm Hợp đồng được tính vào chi phí

- Trường hợp Công ty ký hợp đồng thuê mặt bằng, có đặt cọc một khoản tiền giữ chỗ nhưng về sau không thực hiện Hợp đồng nên bị mất cọc thì số tiền cọc bị mất được tính vào Chi phí hợp lý.

- Hồ sơ hạch toán cần có: Hợp đồng thuê mặt bằng (Quy định rõ việc mất cọc nếu không thực hiện hợp đồng); Chứng từ chi tiền.

(Công văn số 3603/CT-TTHT ngày 24/4/2017 của Cục Thuế TP. HCM)

12. Chi phí quà tặng khách hàng

- Trường hợp Doanh nghiệp mua hàng hóa để tặng khách hàng trong các dịp lễ, tết nhằm tri ân, duy trì, phát triển mối quan hệ với khách hàng thì khoản chi này được xem là liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Do đó, nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (Đối với hóa đơn trị giá từ 20 triệu đồng) thì được trừ khi tính Thuế TNDN.

Lưu ý: Khi tặng cho khách hàng, Doanh nghiệp phải xuất hóa đơn GTGT.

(Công văn số 12129/CT-TTHT ngày 9/12/2016 của Cục Thuế TP. HCM)

13. Khoản lãi phát sinh do chậm thanh toán

- Trường hợp Doanh nghiệp có phát sinh chi phí tiền lãi do chậm thanh toán theo thỏa thuận trong Hợp đồng mua bán hàng hóa thì khoản chi tiền lãi này được hạch toán vào Chi phí hợp lý.

(Công văn số 464/CT-TTHT ngày 16/1/2017 của Cục Thuế TP. HCM)

14. Hóa đơn mua vào lập không đúng thời điểm

- Trường hợp Doanh nghiệp có mua hàng nhưng bên bán giao hàng trước và xuất hóa đơn sau; Nếu các điều kiện khác vẫn đáp ứng thì Doanh nghiệp vẫn được tính vào chi phí hợp lý, được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

- Hồ sơ cần có:

+ Hợp đồng kinh tế.

+ Biên bản giao nhận hàng hóa.

+ Hóa đơn.

+ Chứng từ thanh toán đúng quy định.

- Đối với Bên bán sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm

(Công văn số 2731/TCT-CS ngày 20/6/2016 của Tổng cục Thuế)

- Được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo Công văn 2104/TCT-KK ngày 06/06/2014.

15. Thuê cá nhân vận chuyển bằng xe ba gác, xe máy (xe ôm), may gia công

- Trường hợp Doanh nghiệp có thuê các cá nhân cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe máy, may gia công với mức doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm.

- Căn cứ vào Hợp đồng; Chứng từ chi tiền; Chứng từ khấu trừ thuế =>Doanh nghiệp lập Bảng kê 01/TNDN để hạch toán vào Chi phí hợp lý.

- Nếu tổng mức chi trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ Thuế TNCN theo tỷ lệ 10%, trừ trường hợp cá nhân có lập cam kết thu nhập thấp thì miễn khấu trừ.

(Công văn số 22684/CT-HTr ngày 22/4/2016 của Cục Thuế TP. Hà Nội)

(Công văn số 2019/CT-TTHT ngày 9/3/2015 của Cục Thuế TP. HCM)

16. Tiền lì xì cho nhân viên

Trường hợp Doanh nghiệp có chi lì xì mừng năm mới thì được xem là một khoản chi “Phúc lợi” được trừ khi tính Thuế TNDN.

(Công văn số 2489/CT-TTHT ngày 24/3/2016 của Cục Thuế TP. HCM)

17. Chi phí tàu xe hỗ trợ người lao động

- Khoản chi này mang tính chất phúc lợi và được ghi nhận là Chi phí hợp lý.

Lưu ý: Tổng số các khoản chi có tính chất phúc lợi nêu trên không vượt quá 1 tháng lương bình quân thực tế.

(Công văn số 2425/CT-TTHT ngày 23/3/2016 của Cục Thuế TP. HCM)

18. Khoản chi phương tiện đi dự đám hiếu hỷ

- Khoản chi phương tiện đi dự đám hiếu, hỷ của người lao động cũng được chấp nhận là khoản chi phúc lợi và được trừ khi tính Thuế TNDN.

(Công văn số 43626/CT-HTr ngày 3/7/2015 của Cục Thuế TP. Hà Nội)

19. Hóa đơn tiền điện, nước mang tên chủ nhà

Để đưa những hóa đơn tiền điện, nước không mang tên Doanh nghiệp vào Chi phí hợp lý khi tính Thuế TNDN thì cần những hồ sơ:

- Lập phiếu chi tiền điện, nước,… (Hóa đơn thanh toán)

- Hợp đồng thuê nhà

- Lập Bảng kê thanh toán tiền điện nước Mẫu 02/TNDN

20. Thanh toán bằng thẻ tín dụng của cá nhân đối với các khoản có hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên

Trường hợp Doanh nghiệp ủy quyền cho cá nhân là người lao động của Doanh nghiệp sử dụng thẻ tín dụng cá nhân để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho người bán; Sau đó Doanh nghiệp sẽ thanh toán cho cá nhân thông qua hình thức chuyển khoản ngân hàng từ tài khoản của Doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan thuế vào tài khoản của cá nhân => Vẫn được đưa vào Chi phí hợp lý nếu đáp ứng đủ điều kiện.

Báo cáo tài chính làm sai có được nộp lại hay không?

Sau khi hết hạn nộp BCTC doanh nghiệp phát hiện sai sót vậy có được nộp lại hay không? Doanh nghiệp có bị phạt không? Quy định ở văn bản chế tài nào? Mời bạn tham khảo những bước sau đây:

👉Bước 01: Xem xét việc sai sót có trọng yếu hay không?

-    Nếu sai sót không trọng yếu thì bỏ qua điều chỉnh cho năm hiện tại

-    Nếu sai sót trọng yếu làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp trong năm tài chính thì làm lại BCTC và sổ sách kế toán

👉Bước 02: Sai sót trọng yếu nên làm lại sổ sách kế toán và báo cáo tài chính

Căn cứ:

-    Tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2015 quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế

-    Tại Điểm b Khoản 4 Điều 12 quy định về hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 

-    Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

-    Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính thuế.

= > Theo đó:

1. Trường hợp báo cáo tài chính của Công ty có sai sót thì được khai bổ sung: Làm lại Báo cáo tài chính & sổ sách đúng

2. Làm lại KHBS quyết toán thuế TNDN bổ sung các năm phát hiện sai sót (mẫu số 01/KHBS kèm theo thông tư số 156/2013/TT-BTC) bổ sung, điều chỉnh số liệu trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm có sai sót (mẫu số 03/TNDN kèm theo thông tư số 156/2013/TT-BTC) kèm theo Báo cáo tài chính đã được bổ sung, sửa đổi.

-    Nộp lại báo cáo tài chính điều chỉnh

-    Nếu việc làm lại phát sinh nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước thì: nộp bổ sung tiền thuế + tiền phạt nộp chậm (số tiền x 0.03%/ngày)

3. Làm sẵn văn bản giải trình khi được cơ quan thuế kiểm tra 

-    Doanh nghiệp được nộp thay thế bổ sung mọi tờ khai trước khi có quyết định thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp: 

+    Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

+    Trường hợp, Báo cáo tài chính có sai sót nhưng không ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp thì đơn vị được phép khai bổ sung số liệu trên Báo cáo tài chính và nộp lại cho cơ quan thuế, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.

💥Nguồn: Sưu tầm.

Chi phí lương hợp lý cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

👉 THỨ NHẤT: Để đưa chi phí tiền lương, thưởng, phụ cấp vào chi phí hợp lý thì cần:

- Hợp đồng lao động

- Quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp (hoặc thoả ước lao động tập thể ...)

- Quyết đinh tăng lương (trong trường hợp tăng lương)

- Chứng minh thư phô tô

- Bảng chấm công hàng tháng

- Bảng thanh toán tiền lương

- Thang bảng lương do DN tự xây dựng

- Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu thanh toán qua ngân hàng

- Mã số thuế thu nhập cá nhân (danh sách nhân viên được đăng ký MSTTNCN) (Lưu ý: Tất cả phải có chữ ký đầy đủ của các nhân viên)

- Tờ khai thuế TNCN tháng, quý nếu có phát sinh

- Tờ khai Quyết tóan thuế TNCN cuối năm

- Các chứng từ nộp thuế TNCN (nếu có)

- Sổ BHXH (nếu có)

- Bản khai trình việc sử dụng lao động khi mới bắt đầu hoạt động (Ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/TT–BLĐTBXH)

- Báo cáo tình hình sử dụng lao động Mẫu số 07 (Ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/TT–BLĐTBXH)

👉👉 THỨ HAI: Đối với những lao động thời vụ, thử việc cần có thêm:

- Phải khấu trừ thuế TNCN 10% trước khi trả thu nhập cho những lao động thời vụ nếu thu nhập từ 2 triệu /lần hoặc tháng. (Nếu < 2 triệu thì không cần khấu trừ).

- Nếu không muốn khấu trừ 10% thu nhập trước khi trả lương thì phải có Bản cam kết mẫu 02/CK–TNCN theo Thông tư 92). Chú ý: Cá nhân làm bản cam kết 02 thì chỉ có thu nhập tại 1 nơi và đã có MST tại thời điểm làm cam kết (Nếu có thu nhập 2 nơi thì phải khấu trừ 10% thuế TNCN)

- Nếu là người nước ngoài (không phải là cá nhân cư trú) thì khấu trừ 20% thuế TNCN

👉👉👉 THỨ BA: Đối với hợp đồng giao khoán cần thêm:

- Hợp đồng giao khoán

- Biên bản bàn giao

- Biên bản nghiệm thu

- Hóa đơn hoặc chứng từ khấu trừ thuế TNCN của những cá nhân nhận giao khoán

Ngoài ra: 1 số kinh nghiệm kiểm tra về tiền lương:

- Kiểm tra số dư Nợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư Nợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân đối phát sinh

- Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca)

- Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ ( bảo hiểm) + tạm ứng

- Tổng Số dư Có cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh

- Kiểm tra xem số liệu trên bảng lương đã khớp với số liệu trên TK Thuế TNCN chưa (Phần Thu Nhập Chịu Thuế)?

- Xem phần danh sách, tên tuổi đã khớp giữa bảng lương với tên tuổi trên tờ khai QT Thuế TNCN chưa?

- Kiểm tra hợp đồng lao động đã đầy đủ chưa?

- Các khoản thu nhập + phụ cấp trên bảng lương đã quy định cụ thể trong HĐLĐ chưa? Nếu chưa phải làm phụ lục HĐLĐ đưa hết vào trong HĐLĐ các khoản lương, thưởng, phụ cấp rõ ràng.

Ví dụ: Lương bao nhiêu đ/tháng? phụ cấp A bao nhiêu đ/tháng? phụ cấp B bao nhiêu đồng/tháng...phải cụ thể số tiền, cụ thể khoản phụ cấp, trợ cấp.

🔍Nguồn: Sưu tầm


20 WEBSITE KẾ TOÁN NÊN BIẾT

 📌🍀🌹 20 WEBSITE KẾ TOÁN NÊN BIẾT:

✅1. Trang chủ của tổng cục thuế: http://www.gdt.gov.vn/wps/portal

✅2. Tra cứu thông tin người nộp thuế: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

✅3. Tra cứu thông tin về hóa đơn: http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/main.html

✅4. Tra cứu thông tin người nộp thuế: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/

✅5. Tra cứu hộ cá nhân kinh doanh: http://gdt.gov.vn/wps/portal/home/hct

✅6. Hoàn thế điện tử: http://gdt.gov.vn/wps/portal/home/htdt

✅7. Nộp hồ sơ kê khai thuế của hộ,cá nhân kinh doanh: http://canhan.gdt.gov.vn,

✅8. Tra cứu bảo hiểm: www.baohiemxahoi.gov.vn/tracuu

✅9. Tra cứu mã số thuế cá nhân: https://www.tncnonline.com.vn/Pages/Homepage.aspx:

✅10. Tra cứu tờ khai hải quan: https://www.customs.gov.vn/Site…/TraCuuThongTinToKhaiHQ.aspx

✅11. Tra cứu Biểu thuế - phân loại – HS (Hải quan): https://www.customs.gov.vn/SitePages/Tariff.aspx

✅12. Tra cứu nợ thuế ( Hải quan ): https://www.customs.gov.vn/SitePages/TraCuuNoThue.aspx

✅13. Tra cứu thông tin của hộ, cá nhân kinh doanh: http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/hct

✅14. Danh sách doanh nghiệp rủi do về thuế: http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/dnrrvt

✅15. Nộp thuế và tờ khai: http://thuedientu.gdt.gov.vn

Trang thuế điện tử đã tích hợp các chức năng mới: Xin cấp mã số thuế nhà thầu online, đơn tra soát online, nộp mã số thuế,... sắp tới sẽ tích hợp một cửa điện tử.

✅16.Quyết định cưỡng chế hóa đơn: http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/qdcchd1

✅17.Danh sách các công ty bán hàng hoàn thuế GTGT cho nước ngoài: http://hanoi.gdt.gov.vn/…/tVJbT…/dz/d5/L2dBISEvZ0FBIS9nQSEh/

✅18. Tra cứu tình hình xử lý hồ sơ bảo hiểm xã hội: http://bhxhhn.com.vn/tracucdichvucongtructuy…/…/Default.aspx

✅19. Đăng ký giao nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội: https://bhxh.vnpost.vn/Security/SignIn

✅20. Trang thực hiện các dịch vụ đăng ký và nộp lệ phí trước bạ cho ô tô: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html







Thủ tục hủy hóa đơn giấy chuyển sang hóa đơn điện tử 2020

📌1. Khi nào doanh nghiệp cần làm thủ tục hủy hóa đơn giấy?

Xét về tính hiệu lực của Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì tại Điều 59 của Nghị định này quy định:

“1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022….

3. Bãi bỏ khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020”

Tổng cục Thuế và các cơ quan thuế địa phương vẫn đồng loạt khuyến khích doanh nghiệp chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử sớm để nhận được những lợi ích lâu dài.

👍TIẾT KIỆM: Tặng miễn phí 200 Hóa đơn cho doanh nghiệp mới phát hành

👍 AN TOÀN: Không xảy ra cháy, hỏng, mất hóa đơn. Tăng độ tin cậy cho hóa đơn của doanh nghiệp

👍 NHANH CHÓNG: Người mua tức thời nhận được hóa đơn, rút ngắn thời gian thu nợ

👍 LINH HOẠT: Phát hành, quản lý, báo cáo hóa đơn mọi lúc mọi nơi qua mạng

Như vậy, Doanh nghiệp có thể sử dụng song song hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử tới năm 2022 hoặc hủy hóa đơn giấy để áp dụng hóa đơn điện tử đem lại lợi ích lâu dài cho Doanh nghiệp.

📌2. Thủ tục hủy hóa đơn giấy chuyển sang hóa đơn điện tử 

Căn cứ Điều 29, Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn thì thủ tục hủy hóa đơn giấy không tiếp tục sử dụng gồm 4 bước như sau:

👍 Bước 1: Thành lập Hội đồng hủy hóa đơn (trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh)

Thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải bao gồm đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức kinh doanh

👍 Bước 2: Lập Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy.

Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy phải ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục); Hủy hóa đơn giấy chuyển sang hóa đơn điện tử

👍 Bước 3: Lập biên bản hủy hóa đơn.

Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn cần ký vào biên bản hủy hóa đơn, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.

👍 Bước 4: Doanh nghiệp phải làm thông báo kết quả hủy hóa đơn Theo mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Thômg báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy

Số lượng: 2 bản (một bản lưu nội bộ tổ chức, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp)

Thời hạn gửi thông báo kết quả: chậm nhất không quá 5 ngày kể từ ngày thực hiện thủ tục hủy hóa đơn.

📌3. Thời hạn hủy hóa đơn giấy

Khi doanh nghiệp tiến hành hủy hóa đơn giấy phải tuân thủ theo quy định về thời hạn hủy hóa đơn.

Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.

Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), doanh nghiệp phải hủy hóa đơn, thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.

📌4. Phạt vi phạm

 Theo Khoản 7 Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn) thì:

📯Đối với hành vi lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo kết quả hủy hóa đơn: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp doanh nghiệp tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị phạt tiền.

💭Đối với hành vi nộp chậm thông báo kết quả hủy hóa đơn:

💭Phạt cảnh cáo: nếu nộp chậm từ ngày thứ 1 đến hết ngày thứ 10 (kể từ ngày hết thời hạn theo quy định)

💭Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng: đối với hành vi nộp chậm sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định

💭Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng: đối với hành vi không nộp thông báo (sau 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định)

📯5. Mẫu hồ sơ hủy hóa đơn giấy không tiếp tục sử dụng

Hồ sơ hủy hóa đơn được quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC, cụ thể như sau:

Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;

Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);

Biên bản hủy hóa đơn;

Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn. Riêng Thông báo kết quả hủy hóa đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn.

Lời khuyên của chuyên gia luật khi nghi ngờ hóa đơn điện tử giả

👉Trước những thông tin cho rằng, việc xuất hiện hóa đơn điện tử giả khiến người nộp thuế băn khoăn, các chuyên gia luật cho biết, hóa đơn điện tử là sự lựa chọn hoàn hảo hiện nay. Tuy nhiên, người nộp thuế nên kiểm tra khi nhận được hóa đơn điện tử.

💥Quy định về hóa đơn hiện nay khá rõ ràng, chặt chẽ:

Trao đổi với phóng viên TBTCO, chuyên gia luật Nguyễn Thị Diệu Linh cho rằng, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành đã quy định cụ thể thời gian bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử từ 1/7/2022. Trong quá trình chuyển tiếp, người nộp thuế vẫn có thể sử dụng hóa đơn giấy theo quy định hiện hành.

“Nghị định 123 đã giải tỏa lo lắng của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Bởi thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết khi nào bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn giấy còn sử dụng được hay không. Nghị định 123 đã quy định cụ thể từ 1/7/2022 mới bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử. Hóa đơn giấy vẫn có hiệu lực đến 30/6/2022” - bà Linh cho biết.

Ngoài việc đánh giá cao quy định của Nghị định 123 về thời gian bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử, luật sư Lê Thị Hồng Vân - Giám đốc Công ty Luật TNHH Labor Law cho rằng, với việc ban hành Nghị định 123, các quy định về hóa đơn đã khá rõ ràng và đảm bảo chặt chẽ.

💬  Vì theo Nghị định 123 quy định tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ lập và giao hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng; quản lý các hoạt động tạo hóa đơn theo quy định; đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, trong trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

💬 Người bán hàng hóa dịch vụ còn phải công khai cách tra cứu, nhận file gốc hóa đơn điện tử của người bán tới người mua hàng hóa, dịch vụ; báo cáo việc sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, trong trường hợp mua hóa đơn của cơ quan thuế theo mẫu quy định.

💬 Nghị định 123 cũng yêu cầu người mua hàng hóa, dịch vụ phải yêu cầu người bán lập và giao hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ; cung cấp chính xác thông tin cần thiết để người bán lập hóa đơn; thực hiện ký các liên hóa đơn đã ghi đầy đủ nội dung trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc người mua ký trên hóa đơn.

“Quy định như vậy vừa đảm bảo sự chặt chẽ trong công tác quản lý, vừa thể hiện tính minh bạch dân chủ trong hoạt động sử dụng, xuất hóa đơn. Việc quy định người mua cũng có trách nhiệm yêu cầu người bán cung cấp hóa đơn sẽ giúp cơ quan thuế sẽ nắm được các giao dịch, ngăn chặn chống thất thu, kiểm soát chặt chẽ doanh số cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để quản lý chặt chẽ việc hoàn thuế của doanh nghiệp” - luật sư Lê Thị Hồng Vân nói.

Người nộp thuế cần làm gì khi gặp phải hóa đơn điện tử giả?

Mặc dù quy định của pháp luật hóa đơn điện tử hiện nay là khá cụ thể, chặt chẽ, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi tình trạng làm giả hóa đơn như báo chí phản ánh gần đây. “Sự ra đời của hóa đơn điện tử là giải pháp cấp thiết giúp chống hóa đơn giả hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay đã có một số đối tượng làm giả để lừa đảo, vì không phải ai cũng có thể phân biệt hóa đơn điện tử là thật hay giả, dù là kế toán của một số doanh nghiệp” - chuyên gia luật Nguyễn Thị Diệu Linh nói.

Để đảm bảo hóa đơn điện tử là thật hay giả, chuyên gia luật khuyên người nộp thuế khi nhận một hóa đơn điện tử, việc đầu tiên mỗi người nên kiểm tra kỹ lưỡng hóa đơn có sai sót hay không? Tiếp đó tra cứu trên cổng tra cứu hóa đơn điện tử, xem hóa đơn điện tử đó có hợp pháp hay không?

“Rất nhiều người tưởng rằng file PDF được người bán gửi đến email cho người mua là hóa đơn điện tử, nhưng thực tế không phải vậy. File PDF đó phải kèm theo file XML là file gốc chứa dữ liệu về hóa đơn thì mới được coi là hóa đơn điện tử. Do đó doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, cảnh giác với nhà cung cấp thiếu tin cậy để tránh rủi ro cho mình” - chuyên gia luật Nguyễn Thị Diệu Linh chia sẻ.

Theo các chuyên gia luật, hóa đơn điện tử được coi là hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Hóa đơn điện tử đáp ứng quy định tại Khoản 5, Điều 4 và các Điều 6, 7, 8 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Đó là các quy định về hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, quy định về nội dung trong hóa đơn cũng như thời điểm lập hóa đơn; hóa đơn điện tử bảo đảm tính toàn vẹn của thông tin.

Hiện nay việc tra cứu hóa đơn điện tử được hướng dẫn rất chi tiết, cụ thể: Tổng cục Thuế đã xây dựng Website tra cứu hoá đơn, biên lai tại địa chỉ Tracuuhoadon.gdt.gov.vn với nội dung cung cấp các thông tin về hóa đơn, biên lai do cơ quan thuế và người nộp thuế phát hành.

Khi kết quả tra cứu có đầy đủ thông tin người bán hàng hoá dịch vụ và thông tin hoá đơn, thì hoá đơn đó là hợp lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ có thông tin trong trường “Thông tin người bán hàng hoá dịch vụ”; phần thông tin trong trường “Thông tin hoá đơn” không có thì hoá đơn bạn đang tra cứu là không hợp pháp.

Có thể doanh nghiệp đó chưa thông báo phát hành hoá đơn, hoặc đã thông báo nhưng thông tin chưa được đưa lên công thông tin, thì người nộp thuế phải liên hệ ngay với đơn vị xuất hoá đơn để kiểm tra thông tin phát hành hoá đơn đó.

“Trong nhiều trường hợp phức tạp, hoặc phát hiện có sai phạm trong hóa đơn điện tử nhận được, người nộp thuế cần chủ động thông báo kịp thời đến các cơ quan thuế có thẩm quyền để tìm ra cách xử lý tối ưu nhất, cũng như tránh những rủi ro cho chính mình” - chuyên gia luật Nguyễn Thị Diệu Linh nói.

🍀Cách nhận dạng hóa đơn điện tử:

- File PDF hóa đơn điện tử đó phải kèm theo file XML là file gốc chứa dữ liệu về hóa đơn thì mới được coi là hóa đơn điện tử. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, cảnh giác với nhà cung cấp thiếu tin cậy để tránh rủi ro cho mình.

- Trong nhiều trường hợp phức tạp, hoặc phát hiện có sai phạm trong hóa đơn điện tử nhận được, người nộp thuế cần chủ động thông báo kịp thời đến các cơ quan thuế có thẩm quyền để tìm ra cách xử lý tối ưu nhất, cũng như tránh những rủi ro cho chính mình.

🔍Nguồn bài viết: Tổng cục thuế

Hướng dẫn hủy giấy đề nghị hoàn trên Thuế điện tử

Chức năng "Hoàn thuế" cho phép người nộp thuế lập, gửi giấy đề nghị hoàn đến cơ quan thuế và nhận các thông báo xử lý hồ sơ hoàn thuế bằng phương thức điện tử.

Để hủy giấy đề nghị hoàn thuế, người nộp thuế thực hiện theo các bước sau:

👉 Bước 1: Truy cập link thuế điện tử, vào phân hệ "Doanh nghiệp"

👉 Bước 2: Chọn “Doanh nghiệp”, sau đó chọn tiếp “Đăng nhập” 

👉 Bước 3: Nhập thông tin đăng nhập hệ thống

-    Tên đăng nhập: MST (MST: Mã số thuế của Doanh nghiệp)
-    Mật khẩu: Là mật khẩu đang dùng đăng nhập vào hệ thống iHTKK
-    Tên đăng nhập tồn tại trong hệ thống và mật khẩu phải trùng khớp với mật khẩu trong hệ thống. Nếu tên đăng nhập và mật khẩu không đúng hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo.

👉 Bước 4: Nhấn nút “Đăng nhập”

-> Hệ thống hiển thị màn hình giao diện trang chủ Etax: Cung cấp các chức năng cho tài khoản sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử: Quản lý tài khoản, Khai thuế, Hoàn thuế, Tra cứu

👉 Bước 5: Chọn menu “Hoàn thuế", sau đó chọn tiếp “Tra cứu hồ sơ hoàn thuế” -> Tại màn hình tra cứu, người nộp thuế chọn nút "Hồ sơ gửi kèm/Hồ sơ bổ sung điều chỉnh"

-> Hiển thị màn hình “Gửi hồ sơ đính kèm/Hồ sơ bổ sung điều chỉnh”

-> NNT chọn các tiêu chí:

-    Loại hồ sơ: Cho phép chọn trong danh sách chọn “Hủy đề nghị hoàn thuế”

-    Hồ sơ: Ấn vào nút , hệ thống hiển thị màn hình cho chọn file trên máy trạm (yêu cầu định dạng file đính kèm phải là dạng word, excel)

-    NNT kích nút "Ký điện tử", hệ thống hiển thị màn hình để NNT nhập số PIN và kích "Chấp nhận" -> hệ thông hiển thị thông báo “Ký tệp tờ khai thành công”

-> Sau khi ký điện tử thành công, nhấn nút “Gửi hồ sơ”, hồ sơ Hủy đề nghị hoàn thuế sẽ được gửi CQT, NNT kiểm tra lại danh sách đã gửi tại màn hình tra cứu hồ sơ hoàn thuế

Trên đây là các bước để hủy giấy đề nghị hoàn thuế trên Thuế điện tử

Video hướng dẫn:  Đang cập nhật ...
📞Trường hợp gặp lỗi, các bạn tham khảo link này hoặc liên hệ trực tiếp Ms. Liên (Zalo/Face) để được hỗ trợ 24/7.
Chúc các bạn thành công!





Hướng dẫn gửi hồ sơ bổ sung điều chỉnh mục Hoàn thuế trên Thuế điện tử

Chức năng "Hoàn thuế" cho phép người nộp thuế lập, gửi giấy đề nghị hoàn đến cơ quan thuế và nhận các thông báo xử lý hồ sơ hoàn thuế bằng phương thức điện tử.

Để xem thông báo kết quả hoàn thuế, người nộp thuế thực hiện theo các bước sau:

👉 Bước 1: Truy cập link thuế điện tử, vào phân hệ "Doanh nghiệp"

👉 Bước 2: Chọn “Doanh nghiệp”, sau đó chọn tiếp “Đăng nhập” 

👉 Bước 3: Nhập thông tin đăng nhập hệ thống

-    Tên đăng nhập: MST (MST: Mã số thuế của Doanh nghiệp)
-    Mật khẩu: Là mật khẩu đang dùng đăng nhập vào hệ thống iHTKK
-    Tên đăng nhập tồn tại trong hệ thống và mật khẩu phải trùng khớp với mật khẩu trong hệ thống. Nếu tên đăng nhập và mật khẩu không đúng hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo.

👉 Bước 4: Nhấn nút “Đăng nhập”

-> Hệ thống hiển thị màn hình giao diện trang chủ Etax: Cung cấp các chức năng cho tài khoản sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử: Quản lý tài khoản, Khai thuế, Hoàn thuế, Tra cứu

👉 Bước 5: Chọn menu “Hoàn thuế", sau đó chọn tiếp “Tra cứu hồ sơ hoàn thuế” -> Tại màn hình tra cứu, người nộp thuế chọn nút "Hồ sơ gửi kèm/Hồ sơ bổ sung điều chỉnh"

-> Hiển thị màn hình “Gửi hồ sơ đính kèm/Hồ sơ bổ sung điều chỉnh”

-> NNT chọn các tiêu chí:

-    Phụ lục: Cho phép chọn trong combobox : Giải trình bổ sung cho hồ sơ hoàn lần 1; Giải trình bổ sung cho hồ sơ hoàn lần 2

-    Tệp phụ lục: Ấn vào nút , hệ thống hiển thị màn hình cho chọn file trên máy trạm (yêu cầu định dạng file đính kèm phải là dạng word, excel, pdf)

-> NNT kích nút "Ký điện tử", hệ thống hiển thị màn hình để NNT nhập số PIN và kích "Chấp nhận" -> hệ thông hiển thị thông báo “Ký tệp tờ khai thành công” 
-> Sau khi ký điện tử thành công, nhấn nút “Nộp tờ khai”, hồ sơ bổ sung điều chỉnh sẽ được gửi đến CQT, NNT kiểm tra lại danh sách đã gửi tại màn hình tra cứu hồ sơ hoàn thuế và kích chọn vào nội dung giải trình bổ sung để tải thông tin về máy

Trên đây là các bước gửi hồ sơ điều chỉnh mục hoàn thuế trên Thuế điện tử

Video hướng dẫn:  Đang cập nhật ...
📞Trường hợp gặp lỗi, các bạn tham khảo link này hoặc liên hệ trực tiếp Ms. Liên (Zalo/Face) để được hỗ trợ 24/7.
Chúc các bạn thành công!




 

Đăng ký nhận khuyến mãi

Liên hệ hỗ trợ

Zalo/Face: 0911 799 008

Email us: cks24h.com@gmail.com

Sản phẩm