Bị loại chi phí hóa đơn điện tử đầu vào khi quyết toán thuế và phương án xử lý?

I. LÝ DO VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI VIỆC BỊ LOẠI CHI PHÍ TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP SAU:

-    Hóa đơn điện tử đính kèm bảng kê giấy

-    Hóa đơn điện tử có ngày lập và ngày ký khác nhau trên file PDF (bản thể hiện) và XML (bản gốc) hoặc Giấy (bản chuyển đổi)

-    Hóa đơn điện tử file PDF (bản thể hiện), XML (bản gốc) không có ngày ký.

-    Một số trường hợp khác: Hóa đơn điện tử file PDF (bản thể hiện) ngày ký và ngày lập trùng nhau, XML (bản gốc) ngày lập ngày ký khác nhau. 

II. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ:

1. Hóa đơn điện tử đính kèm bảng kê giấy

-    Căn cứ pháp lý:

    +    Điều 3. Hóa đơn điện tử

"1. Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử."

=> Đầu tiên hóa đơn điện tử phải là dữ liệu hoàn thiện dạng điện tử, lưu trữ và gửi được bằng phương tiện điện tử. Do đó hóa đơn điện tử kèm theo bảng kê giấy là không hợp lệ do giấy không phải là dữ liệu điện tử.

+ Cục Thuế TP. Hà Nội và hầu hết các địa phương đều đã ra công văn hoặc trả lời về vấn đề này không hợp lệ. Các bạn tham khảo công văn số 83917/CT-TTHT ngày 24/12/2018.

+ Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh có công văn số 6054/CT-TTHT  ngày 13/06/2019 về việc cho phép hóa đơn điện tử đính kèm bảng kê.

=>Lưu ý: Hóa đơn điện tử cho phép đính kèm bảng kê (không phải bảng kê giấy) - bảng kê điện tử và ký điện tử thì hoàn toàn hợp lệ. Xem câu trả lời của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đăng tải chính thức trên website của Cục Thuế: http://www.hcmtax.gov.vn/index.php/cac-noi-dung-can-luu-y/http://www.hcmtax.gov.vn/index.php/cac-noi-dung-can-luu-y/

* KẾT LUẬN: Chỉ được đính kèm bảng kê điện tử có thể ký số được, ngoài ra bạn có thể ghi: Xuất hóa đơn theo đơn đặt hàng, theo hợp đồng, theo biên bản nghiệm thu, ...

2. Các trường hợp liên quan ngày ký và ngày lập

-    Hóa đơn điện tử có ngày lập và ngày ký khác nhau trên file PDF (bản thể hiện), XML (bản gốc) và Giấy (bản chuyển đổi)

-    Hóa đơn điện tử file PDF (bản thể hiện), XML (bản gốc) không có ngày ký.

-    Một số trường hợp khác: Hóa đơn điện tử file PDF (bản thể hiện) ngày ký và ngày lập trùng nhau XML (bản gốc) ngày lập ngày ký khác nhau. 

-    Căn cứ pháp lý:

    +    Hiện tại hóa đơn điện tử đang áp dụng theo TT số 32/2011/TT-BTC và TT số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn nghị định số 51/2010/NĐ-CP không có quy định rõ ràng hoặc bắt buộc về ngày lập hay ngày ký trên hóa đơn phải trùng nhau hoặc phải có ngày ký trên hóa đơn bảo gồm cả file PDF (bản thể hiện), XML (bản gốc).

    +    Tổng Cục Thuế có công văn số 3371/TCT-CS ngày 26/08/2019 phân biệt rõ 2 trường hợp theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, một số công văn khác do TCT trả lời doanh nghiệp hoặc Cục thuế đều chỉ nói đến việc kê khai hóa đơn theo ngày lập hóa đơn và không trả lời hóa đơn ngày ký ngày lập khác nhau có hợp lệ hay không, vì không có cơ sở pháp lý cho vấn đề này.

=> Lưu ý: Điều số 36 của Nghị Định 119 về điều khoản chuyển tiếp, ngoài ra hạ tầng của TCT chưa hoàn thiện nên các hóa đơn theo NĐ 119 này chưa đáp ứng được.

-> Sau khi bạn đưa dẫn chứng trên Đoàn kiểm tra sẽ vận dụng Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định về chữ ký số điện tử để yêu cầu hóa đơn điện tử phải có ngày ký, thứ 2 phải trùng nhau trích lục như sau:

"Điều 30. Dịch vụ cấp dấu thời gian

1. Dịch vụ cấp dấu thời gian là dịch vụ giá trị gia tăng để gắn thông tin về ngày, tháng, năm và thời gian vào thông điệp dữ liệu.

2. Dịch vụ cấp dấu thời gian được cung cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Việc cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian phải tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với dịch vụ cấp dấu thời gian.

3. Ngày, tháng, năm và thời gian được gắn vào thông điệp dữ liệu là ngày, tháng, năm và thời gian mà tổ chức cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian nhận được thông điệp dữ liệu đó và được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian.

4. Nguồn thời gian của các tổ chức cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian phải tuân theo các quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia."

=> Lưu ý: Nghị định này đang trong thời gian chuyển tiếp tại điều số 82 của Nghị định này, ngoài ra điều 30 cũng ghi rõ dịch vụ cấp dấu thời gian là dịch vụ giá trị gia tăng, có nghĩa khi nào có yêu cầu từ phía khách hàng các nhà cung cấp chứng thư số mới cung cấp dịch vụ này chứ không phải bắt buộc. Bạn yêu cầu đoàn kiểm tra đưa ra văn bản nào bắt buộc, nếu bắt buộc thì các nhà chứng thư số này phải làm rồi.

-> Đoàn tiếp tục tham chiếu đến Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định về chữ ký số để nêu quan điểm cái này đã bắt buộc từ 2007, trích lục như sau:

"Điều 28. Cấp dấu thời gian

1. Cấp dấu thời gian là việc gắn thông tin về ngày, tháng, năm và thời gian vào thông điệp dữ liệu.

2. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được quyền cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian. Việc cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian phải tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với dịch vụ cấp dấu thời gian.

3. Ngày, tháng, năm và thời gian được gắn vào thông điệp dữ liệu là ngày, tháng, năm và thời gian mà tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng nhận được thông điệp dữ liệu đó. Ngày, tháng, năm và thời gian được gắn vào thông điệp dữ liệu phải được ký số bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.

4. Ngày, tháng, năm và thời gian được gắn vào thông điệp dữ liệu tuân theo các quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này được pháp luật công nhận."

=> Lưu ý: Được quyền, có nghĩa là không cấm nhà cung cấp chứng thư số không được làm khi có nhu cầu từ khách hàng, chứ không bắt buộc phải có hay không.

0 bình luận:

Đăng nhận xét

 

Đăng ký nhận khuyến mãi

Liên hệ hỗ trợ

Zalo/Face: 0911 799 008

Email us: cks24h.com@gmail.com

Sản phẩm