Tìm hiểu về tính Pháp lý của Hợp đồng điện tử

Trên thực tế, hành lang pháp lý về hợp đồng nói chung và hợp đồng điện tử nói riêng đã khá đầy đủ và đồng bộ. Việt Nam đã ban hành Luật Giao dịch điện tử từ năm 2005, trên cơ sở kế thừa phần lớn các điều khoản của Luật mẫu của UNCITRAL (Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên Hiệp quốc) về thương mại điện tử năm 1996. Trên nền tảng Luật Giao dịch điện tử 2005, Việt Nam tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, đáng chú ý là Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử. Văn bản pháp luật hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử 2005 trong lĩnh vực chuyên ngành như kế toán, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm cũng đã được ban hành tương ứng. Qua đó, tạo ra tính đồng bộ và đảm bảo giá trị pháp lý của Hợp đồng điện tử, về tính an toàn và toàn vẹn của thông điệp dữ liệu điện tử trong Hợp đồng điện tử.

Chương 4, Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 do Quốc Hội Ban hành tháng 11/2005 Quy định về "Giao kết và thực hiện Hợp đồng điện tử" như sau:

"
Điều 33. Hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.

Điều 34. Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử

Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Điều 35. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

1. Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.

2. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng.

3. Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.

Điều 36. Giao kết hợp đồng điện tử

1. Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.

2. Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.

Điều 37. Việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

Việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử được thực hiện theo quy định tại các điều 17, 18, 19 và 20 của Luật này.

Điều 38. Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống."

Như vậy, Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý tương đương các văn bản, hợp đồng, thông báo theo phương thức truyền thống.

Việc chuyển dịch từ phương pháp truyền thống sang ký kết điện tử không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí in ấn, đi lại, mà còn giúp ttiết kiệm thời gian và quản lý tài liệu một cách hiệu quả.

Hiện nay, Công ty Cổ phần Công nghệ Thẻ Nacencomm đang triển khai sản phẩm mới - Hợp đồng điện tử Ca2 Sign Platform với chính sách khuyến mại cực kỳ ưu đãi: Tặng 100 Hợp đồng điện tử cho Khách hàng Bất kỳ, chi tiết mời các bạn xem tại đây.

Để đăng ký, cài đặt và sử dụng phần mềm Ca2 Sign Platform, Qúy khách hàng vui lòng liên hệ: Ms.Liên: 0911 799 008 (Zalo/Face)

0 bình luận:

Đăng nhận xét

 

Đăng ký nhận khuyến mãi

Liên hệ hỗ trợ

Zalo/Face: 0911 799 008

Email us: cks24h.com@gmail.com

Sản phẩm